Hỗn loạn từ hệ thống ngân hàng Latvia

Bộ Quốc phòng Latvia cho biết các cáo buộc tham nhũng dẫn tới việc đình chỉ chức vụ và bắt giam thống đốc ngân hàng trung ương nước này có thể là một phần của hoạt động thông tin sai lệch từ nước ngoài nhưng bộ này không nói ai là người đứng đằng sau những cáo buộc này.
Ngân hàng ABLV, một trong những ngân hàng lớn nhất Latvia. Ảnh: REUTERS
Ngân hàng ABLV, một trong những ngân hàng lớn nhất Latvia. Ảnh: REUTERS
Các hoạt động tương tự, nhằm gây ảnh hưởng tới các cuộc bầu cử, đã từng diễn ra ở Pháp, Đức và Mỹ.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Latvia Ilmars Rimsevics, thành viên hội đồng định giá của Ngân hàng Trung ương châu Âu đã được tại ngoại ngày 18-2 sau khi đóng tiền. Bộ quốc phòng Latvia cho Reuters biết có  rất nhiều khả năng ông Rimsevics là nạn nhân của hoạt động tin giả ào ạt được tiến hành từ nước ngoài.
Bộ Quốc phòng Latvia cho rằng một chiến dịch như vậy sẽ nhằm gây tổn hại niềm tin vào chính phủ Latvia và ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử vào cuối tháng 10. Nga đã phủ nhận can thiệp vào các chiến dịch tranh cử nước ngoài, trong đó có Latvia.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau khi bị giam 48 giờ, ông Rimsevics cho rằng ông không vi phạm bất cứ cáo buộc nào và vụ việc xảy ra cùng lúc với với báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ về việc rửa tiền ở ngân hàng ABLV, một trong những ngân hàng lớn nhất Latvia.
Theo ông, đây là là một phần của cuộc tấn công phối hợp đối với hệ thống ngân hàng Latvia. Ông nói thêm rằng ông đã báo cảnh sát về những lời đe dọa bắn ông.
Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã ngừng tất cả các khoản thanh toán với ngân hàng AVLB sau khi tình trạng thanh khoản của AVLB sụp đổ do các cáo buộc từ phía Mỹ. Mỹ buộc tội ngân hàng ABLV “rửa tiền”, bao gồm cả việc cho phép các khách hàng của mình tiến hành kinh doanh với các bên liên quan đến Triều Tiên.
Điều này vi phạm các lệnh cấm vận mà Liên hiệp quốc áp đặt do chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng. Đáp lại, ABLV cho biết các cáo buộc dựa trên thông tin không có căn cứ và gây “hiểu nhầm”.
Ông Dana Reizniece-Ozola, Bộ trưởng Tài chính Latvia, người trước đó từng yêu cầu ông Rimsevics từ chức, đã thay đổi quan điểm khi đồng ý rằng những cáo buộc chống lại ông Rimsevics có thể là một phần của một “chiến dịch chống lại Latvia”. Trong một tuyên bố vào hôm 20-2, Thủ tướng Latvia, Maris Kucinskis, nói ông không loại trừ khả năng các cáo buộc hối lộ là một nỗ lực để làm hỏng hình ảnh của Latvia.
Sự hỗn loạn tại hệ thống ngân hàng Latvia có thể là mục đích nhằm phá hủy thanh danh đất nước Baltic này từng được xem là “cầu nối” tài chính giữa Đông và Tây Âu và đặt ra nghi vấn về mối quan hệ của đất nước này với các nhà quản lý ở khu vực đồng Euro, mà Latvia đã tham gia vào năm 2014. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, không phải là hệ thống ngân hàng Latvia hoàn toàn trong sạch.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã nhiều lần kêu gọi Latvia phải cảnh giác về các khoản tiền gửi không thường trú - chủ yếu dành cho khách hàng ở Nga và Công đồng các quốc gia độc lập đồng thời tăng cường việc thực thi các quy tắc để chống lại việc gây quỹ khủng bố và rửa tiền.
Đã có một số vụ bê bối ngân hàng tại Latvia trong vài thập kỷ qua. Theo Bloomberg, các ngân hàng Latvia đã bị buộc tội xử lý khoảng 1 tỷ USD bị đánh cắp vào năm 2015 từ hệ thống tài chính của Moldova, giúp chuyển khoảng 20 tỷ USD tiền mặt bất hợp pháp từ Nga từ năm 2010 đến năm 2014 và tạo điều kiện hối lộ cho một công ty viễn thông ở Bắc Âu.
Năm 2017, có 5 ngân hàng Latvia đã đồng ý nộp tiền phạt vì không thu thập đủ thông tin về các giao dịch và người hưởng lợi trong các giao dịch liên quan đến Triều Tiên.

Tin cùng chuyên mục