(SGGP).- Ngày 23-9, tại hội nghị triển khai Thông tư 89 về phương pháp xác định giá sàn gạo xuất khẩu ở TPHCM, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, phương pháp xác định giá sàn gạo xuất khẩu căn cứ vào chi phí kinh doanh xuất khẩu gạo và giá thị trường thế giới, cũng như điều kiện xuất khẩu theo giá FOB hoặc CNF/CIF.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) căn cứ vào đó để xác định giá sàn gạo xuất khẩu theo từng tiêu chuẩn, phẩm cấp gạo xuất khẩu, công bố giá sàn xuất khẩu ngay đầu vụ và phù hợp với từng thời kỳ, làm cơ sở cho doanh nghiệp ký kết và đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo. Đồng thời phải căn cứ vào giá mua lúa theo hướng dẫn từng vùng để xác định giá sàn gạo xuất khẩu sao cho có lợi nhất với bà con trồng lúa.
Nếu giá xuống quá thấp, có thể ảnh hưởng đến sản xuất lúa gạo, nhà nước sẽ ban hành công cụ để bình ổn giá. Bộ Tài chính và Bộ Công thương sẽ giám sát giá sàn của VFA. Với cách làm này, giá sàn gạo xuất khẩu của VFA được pháp lý hóa.
Đ.C.P.
Các tin, bài viết khác
-
Việt Nam sắp có vaccine dịch tả heo châu Phi
-
Công ty Lâm nghiệp Quy Nhơn nhận chứng chỉ trồng rừng bền vững
-
Giám sát mã số vùng trồng nông sản xuất khẩu
-
Nông sản Việt Nam xuất khẩu tăng mạnh nhờ tiếp cận thị trường 2,2 tỷ người
-
Khôi phục vườn sầu riêng đặc sản
-
499 ha lúa đông xuân ở Quảng Ngãi bị ốc bươu vàng phá hoại
-
Quảng Ngãi: Rực rỡ 5.000 chậu hoa ngoại nhập của lão nông
-
Thủ phủ tôm hùm gượng dậy vào vụ mới
-
Nhiều loại hoa tết Đà Lạt dự báo nở muộn
-
Xuất khẩu lô gạo đầu tiên năm 2021 sang Singapore và Malaysia