Italia phá đường dây lớn buôn lậu cổ vật

Cảnh sát Italia ngày 21-1 công bố phá một đường dây lớn chuyên buôn lậu cổ vật quý hiếm bị cướp phá từ nước này. Tổng cộng 5.361 cổ vật thu được gồm: lọ, tượng đồng và bích họa, có từ thế kỷ 8 trước Công nguyên đến thế kỷ 3, được ước tính có giá trị đến 50 triệu EUR (khoảng 58 triệu USD).
Italia phá đường dây lớn buôn lậu cổ vật

Cảnh sát Italia ngày 21-1 công bố phá một đường dây lớn chuyên buôn lậu cổ vật quý hiếm bị cướp phá từ nước này. Tổng cộng 5.361 cổ vật thu được gồm: lọ, tượng đồng và bích họa, có từ thế kỷ 8 trước Công nguyên đến thế kỷ 3, được ước tính có giá trị đến 50 triệu EUR (khoảng 58 triệu USD).

Các cổ vật đã được công bố cho báo chí ngày 21-1, tại Bảo tàng Quốc gia La Mã Terme di Diocleziano và có thể sẽ được trưng bày cho công chúng trước khi trả về các bảo tàng ở miền Nam Italia, nơi xuất xứ của chúng.

“Đây là chiến dịch thu hồi cổ vật lớn nhất lịch sử về số lượng và chất lượng khảo cổ học”, tư lệnh cảnh sát Italia Carabineri, tướng Mariano Mossa cho biết trong cuộc họp báo. Các cổ vật đã được tìm thấy trong một cuộc điều tra phối hợp của Thụy Sĩ và Italia với nhà buôn tác phẩm nghệ thuật ở Basel là Gianfranco Becchina và vợ ông, Ursula Juraschek, người Thụy Sĩ. Vợ chồng này bị cáo buộc là một phần trong mạng lưới buôn bán cổ vật liên quan nạn tombaroli - cướp mộ, khai quật trộm ở miền Nam nước Ý, gửi cổ vật sang Thụy Sĩ phục chế rồi làm giả hồ sơ xuất xứ bán cho người mua khắp thế giới.

Các cổ vật được công bố cho báo chí ngày 21-1. Ảnh: REUTERS

Thông cáo báo chí của Carabineri cho biết, cuộc điều tra phát hiện cách các đại lý nghệ thuật giả mạo hồ sơ xuất xứ cho các cổ vật, tạo lịch sử giả cho chúng, vì vậy nhiều bảo tàng và nhà sưu tập tư nhân có thể đã mua về với lý do cổ vật có nguồn gốc rõ ràng. Điều quan trọng hơn chính các cổ vật thu được là nhà chức trách Italia đã có tài liệu chi tiết về số cổ vật của Becchina, bao gồm hình ảnh và hóa đơn, được tìm thấy trong nhà kho.

AP dẫn lời David Gill, giáo sư di sản khảo cổ học tại Đại học Campus Suffolk và là tác giả trang blog Lootingmatters cho biết, các tài liệu chi tiết này có thể chỉ đến các cổ vật hiện đang nằm trong các bảo tàng hàng đầu và chắc chắn sẽ nằm trong danh sách cổ vật mà Italia đòi trao trả. Trong hơn một thập niên qua, Italia đã mở chiến dịch đòi lại các cổ vật đã bị cướp từ nước này và bán cho các bảo tàng hàng đầu, các nhà sưu tập tư nhân.

Vụ phá đường dây buôn lậu cổ vật quý hiếm này có thể tạo những tác động sâu rộng với nhiều bảo tàng. Trafficking Cultute cho biết, Becchina bị cáo buộc đã bán cổ vật cho một số bảo tàng tên tuổi, bao gồm Ashmolean, Bảo tàng Louvre, Bảo tàng Mỹ thuật Boston, Bảo tàng Metropolitan, Bảo tàng Nghệ thuật Đại học Princeton, Bảo tàng Nghệ thuật Toledo, Bảo tàng J. Paul Getty... Năm 2005, Bảo tàng Getty đã buộc phải trả lại 3 cổ vật có giá trị sau tiết lộ của một trong những cộng sự của Becchina.

Theo ArtNet, Becchina đã bị nghi ngờ buôn lậu từ năm 1994 khi cảnh sát Italia phát hiện bức ảnh một chiếc bình Paestan trong xác chiếc xe hơi của Pasquale Camera, một tay buôn lậu đồ cổ đã bị kết án. Bảo tàng Getty đã mua chiếc bình từ Becchina, nên các nhà điều tra nghi ngờ ông ta có thể liên quan sâu rộng trong việc buôn lậu cổ vật.

Năm 2002, trong một cuộc đột kích vào nhà kho và phòng trưng bày ở Basel của Becchina, cảnh sát Thụy Sĩ và Italia thu được 140 bìa hồ sơ chứa hơn 13.000 văn bản, bao gồm hồ sơ vận chuyển, hóa đơn, cùng hàng ngàn bức ảnh cổ vật. Năm 2011, Becchina bị cáo buộc là một tay môi giới quan trọng trong đường dây buôn lậu cổ vật. Theo cảnh sát, các cáo buộc chống Becchina đã hết hạn, cho phép ông ta là một người tự do. Tuy nhiên, các tài liệu bao gồm hình ảnh và hóa đơn cảnh sát phát hiện trong các cuộc tấn công mới nhất này có thể đưa Becchina trở lại nhà tù.

Tin cùng chuyên mục