Khắc phục những hạn chế về giao dịch điện tử

Về phạm vi điều chỉnh của dự luật, TS Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ KH-CN, thành viên Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, dự thảo Luật chưa đề cập giao dịch điện tử xuyên biên giới, xuyên quốc gia, giao dịch điện tử quốc tế.
Quang cảnh buổi hội thảo
Quang cảnh buổi hội thảo

Ngày 30-8, tại Nhà Quốc hội đã diễn ra hội thảo góp ý dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).

Hội thảo do Ủy ban KH-CN-MT của Quốc hội phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức. Dự án Luật này sẽ được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào phiên họp tháng 9 tới.

Khắc phục những hạn chế về giao dịch điện tử ảnh 1 TS Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ KH-CN, thành viên Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Về phạm vi điều chỉnh của dự luật, TS Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ KH-CN, thành viên Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, dự thảo Luật chưa đề cập giao dịch điện tử xuyên biên giới, xuyên quốc gia, giao dịch điện tử quốc tế.

Cũng về phạm vi điều chỉnh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Đặng Đình Luyến nhấn mạnh, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu và các giấy tờ có giá khác là các giấy tờ được quy định chỉ cấp 1 lần cho cá nhân, gia đình để lưu giữ, quản lý và sử dụng khi cần thiết. Trong số đó có các giấy tờ như giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử… thì khi cấp cần phải có mặt của những người có liên quan hoặc thân nhân của họ, trong trường hợp này thì việc cấp trực tiếp các giấy tờ này là phương án tốt hơn so với cấp trực tuyến.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Đặng Đình Luyến
Rà soát, đánh giá sự tương thích của dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên là khuyến nghị từ TS Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Bà Trang nhận xét, một số cam kết FTA chưa được thể hiện rõ trong dự thảo. Để đảm bảo tuân thủ tốt các cam kết, TS Nguyễn Thị Thu Trang đề nghị ban soạn thảo cân nhắc bổ sung các quy định về “chứng thực điện tử”; nêu rõ việc không yêu cầu nộp văn bản giấy để đối chiếu với văn bản điện tử; quy định rõ về việc tổ chức, cá nhân có thể xuất trình văn bản điện tử trong các thủ tục với cơ quan Nhà nước nếu phù hợp…

Luật Giao dịch điện tử ban hành năm 2005, được xây dựng theo luật khung của Liên hiệp quốc nên đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam tại thời điểm đó thì không có tác động quá lớn. Mục đích khi ban hành Luật này là tạo cơ sở pháp lý cho Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Qua 15 năm thực thi, thực tiễn đặt ra yêu cầu sớm sửa đổi Luật Giao dịch điện tử nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, khắc phục những hạn chế, bất cập về giao dịch điện tử.

Tin cùng chuyên mục