Khai mạc Hội thảo tăng cường hiệu quả phòng chống tham nhũng

Sáng 29-7, tại TP Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên), Ủy ban Tư pháp  Quốc hội khóa 13 khai mạc Hội thảo “Hoàn thiện pháp luật, bảo đảm tính khả thi và tăng cường hiệu quả thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng”, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng. Tham dự có gần 100 đại biểu đại diện các  ủy ban của Quốc hội; các cục, vụ, viện (thuộc các bộ: Tài chính, Công an, Tư Pháp); đại diện Viện KSND tối cao, TAND tối cao, Thanh tra Chính phủ; lãnh đạo các tỉnh Phú Yên, Đắk Lắk, Đắc Nông, Phú Thọ…

  (SGGPO).- Sáng 29-7, tại TP Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên), Ủy ban Tư pháp  Quốc hội khóa 13 khai mạc Hội thảo “Hoàn thiện pháp luật, bảo đảm tính khả thi và tăng cường hiệu quả thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng”, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng. Tham dự có gần 100 đại biểu đại diện các  ủy ban của Quốc hội; các cục, vụ, viện (thuộc các bộ: Tài chính, Công an, Tư Pháp); đại diện Viện KSND tối cao, TAND tối cao, Thanh tra Chính phủ; lãnh đạo các tỉnh Phú Yên, Đắk Lắk, Đắc Nông, Phú Thọ…

Đề dẫn hội thảo do Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện, trình bày nêu rõ: Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) được Quốc hội khóa X thông qua ngày 29-11-2005 và được sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2012 đã góp phần quan trọng bảo đảm tính đúng đắn, minh bạch, tuân thủ pháp luật trong hoạt động của bộ máy Nhà nước, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng. Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng vẫn còn diễn biến phức tạp, có biểu hiện tinh vi, xảy ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành…gây bức xúc trong xã hội và là thách thức lớn đối với Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Hội thảo lần này tập trung thảo luận, đánh giá tính khả thi, tính phù hợp với thực tiễn PCTN ở Việt Nam của các quy định pháp luật. Qua đó, làm căn cứ, cơ sở để xác định trách nhiệm của từng cấp, từng địa phương, người có thẩm quyền trong công tác triển khai thực hiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện luật PCTN nhằm hoàn thiện pháp luật, bảo đảm tính khả thi và tăng cường hiệu quả các biện pháp PCTN.

Trong ngày làm việc đầu tiên, các đại biểu nghe các tham luận:  “Thực tiễn triển khai thực hiện luật PCTN và các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật PCTN. Hiệu quả, hạn chế, những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân”;  “Các phương thức kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức và kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân” (Nguyễn Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ); “Hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính, công khai, minh mạnh trong hoạt động của các cơ quan, tồ chức, đơn vị phục vụ công tác PCTN” (Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Cải cách thủ tục hành chính, Bộ Tư pháp); “Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật PCTN, định hướng và sửa đổi toàn diện luật PCTN” (Nguyễn Quốc Hiệp, Viện trưởng Viện Khoa học thanh tra, Thanh tra Chính phủ); “Hiệu quả phát hiện tham nhũng của các cơ quan chuyên trách về PCTN (Trần Văn Yến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an)….

Theo kế hoạch, hội thảo sẽ kết thúc trong ngày 30-7.

Tr. Lê Văn

Tin cùng chuyên mục