Khánh thành nhà máy xử lý rác lớn nhất ĐBSCL

Ngày 16-9, tại xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang), Công ty CP Đầu tư - Phát triển Tâm Sinh Nghĩa tổ chức khánh thành và đưa vào hoạt động Nhà máy Xử lý rác TP Rạch Giá. Nhà máy có tổng mức đầu tư gần 300 tỷ đồng, công suất xử lý và tái chế 200 tấn rác/ngày.
Khánh thành nhà máy xử lý rác lớn nhất ĐBSCL

(SGGP).- Ngày 16-9, tại xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang), Công ty CP Đầu tư - Phát triển Tâm Sinh Nghĩa tổ chức khánh thành và đưa vào hoạt động Nhà máy Xử lý rác TP Rạch Giá. Nhà máy có tổng mức đầu tư gần 300 tỷ đồng, công suất xử lý và tái chế 200 tấn rác/ngày.

Toàn bộ thiết bị do Việt Nam chế tạo, xử lý khép kín từ khâu phân loại rác đến khâu sản xuất ra thành phẩm là các sản phẩm tái sinh tái chế gồm: phân hữu cơ vi sinh, ống nhựa, cọc thông minh, dầu đốt công nghiệp… Chỉ có 5% rác thải sau khi đã xử lý được chôn lấp bảo đảm các tiêu chuẩn về môi trường. Đặc biệt, toàn bộ khí thải trong quá trình đốt, xử lý hóa lý đều được thu gom và xử lý triệt để trước khi xả ra môi trường (ảnh).

Đây là nhà máy thứ 8 do Công ty CP Đầu tư - Phát triển Tâm Sinh Nghĩa xây dựng tại các địa phương trong cả nước, và là nhà máy áp dụng công nghệ tiên tiến trong xử lý rác thải lớn nhất ở các tỉnh ĐBSCL.

Ngày 16-9, Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2, có công suất 1.240 MW với vốn đầu tư 1,9 tỷ USD - do Tập đoàn AES (Mỹ) làm chủ đầu tư với sự tham gia góp vốn của Tập đoàn Posco Power (Hàn Quốc) và Tập đoàn đầu tư CIC (Trung Quốc) - đã được khởi công. Trước đó, 12 ngân hàng lớn trên thế giới, bao gồm BNP-Paribas, Credit Agricole, HSBC, ING, Mizuho, Natixis, SMBC, Societe Generale, Standard Chartered and Unicredit... đã cam kết cung cấp tín dụng cho dự án.

Trước đó, dự án nhiệt điện BOT Hải Dương công suất 1.200MW do Tập đoàn Jaks Resources Berhad của Malaysia làm chủ đầu tư cũng đã được khởi công. Dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Dương có tổng vốn đầu tư 2,258 tỷ USD, gồm 2 tổ máy, tổng công suất 1.200 MW, sản lượng điện 7,8 tỷ kWh/năm, đầu tư xây dựng tại các xã Phúc Thành, Quang Trung và Lê Ninh (Kinh Môn), theo hình thức BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao).  

H. NAM - A. THƯ

Tin cùng chuyên mục