Khó “đẩy” nông sản vào siêu thị

Vùng ĐBSCL cung ứng 90% sản lượng gạo, 70% thủy sản xuất khẩu và chiếm 60% sản lượng trái cây của cả nước. Hàng hóa nông sản dồi dào, đa dạng, trong đó có nhiều đặc sản nổi tiếng, thế nhưng, vẫn chưa tìm được chỗ đứng xứng đáng trong hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại ngay tại “sân nhà”.

Vùng ĐBSCL cung ứng 90% sản lượng gạo, 70% thủy sản xuất khẩu và chiếm 60% sản lượng trái cây của cả nước. Hàng hóa nông sản dồi dào, đa dạng, trong đó có nhiều đặc sản nổi tiếng, thế nhưng, vẫn chưa tìm được chỗ đứng xứng đáng trong hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại ngay tại “sân nhà”.

Ì ạch đường vào siêu thị

Ông Nguyễn Văn Năm, có 2ha dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền, TP Cần Thơ, phản ánh: “Ở xứ này, nông dân trồng dâu Hạ Châu nổi tiếng mấy chục năm, chất lượng đảm bảo đạt những tiêu chí của siêu thị. Nhưng sản phẩm này vẫn chưa vào siêu thị được do 2 bên chưa tìm được tiếng nói chung. Các siêu thị lấy hàng số lượng có hạn, chỉ mua trái tốt nhưng một tuần sau mới trả tiền cho số lượng bán được, số còn lại trả cho nhà vườn. Khi đó, sản phẩm muốn hư hết rồi, chỉ còn cách đổ bỏ. Trong khi thương lái mua hết 1 lần và trả tiền liền”.

Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền nói: “Các siêu thị đòi sản phẩm chất lượng cao nhưng mua số lượng ít. Chẳng hạn nông dân làm ra 1 tấn rau màu nhưng siêu thị lựa lấy chỉ 700kg, số hàng dạt còn lại nông dân không biết đem bán ở đâu. Còn trái cây có vào siêu thị nhưng dưới dạng ký gởi, cuối tuần mới thanh toán 1 lần, hàng bán không hết thì trả lại?!”.

Ông Nguyễn Hữu Tặng, Phó Chủ tịch UBND quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ) cho biết thêm: “Trên địa bàn có 2 phường chuyên canh rau sạch (chủ yếu là hẹ) với hơn 50ha và 2 làng nghề (bánh tráng và đan lát) nhưng nhiều năm nay sản phẩm không bao giờ vào siêu thị được. Nông dân ngán ngại phương thức thanh toán mất nhiều thời gian…”.

Bắt tay… chưa chặt

Theo Sở Công thương TP Cần Thơ, hàng hóa trong các siêu thị, trung tâm thương mại do các công ty mẹ ở TPHCM quyết định, còn những chi nhánh ở Cần Thơ chỉ quyết định các đơn hàng nhỏ. Trong khi đó, nhiều sản phẩm của địa phương có khả năng vào siêu thị nhưng không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục, kiểm định chất lượng, phương thức thanh toán, thu gom, vận chuyển… “Chúng ta xúc tiến, xuất hàng sang Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… còn được, nhưng vào siêu thị ở địa phương khó quá!” - ông Phạm Việt Bắc, Phó Giám đốc Sở Công thương TP Cần Thơ nói.

Bà La Ngọc Trương, Phó Giám đốc Siêu thị Co.opMart Cần Thơ cho rằng: “Chủ trương của hệ thống Co.opMart là ưu tiên khai thác nguồn hàng tại địa phương để hỗ trợ nông dân và có giá tốt nhất cho khách hàng. Nhưng hiện chưa có nhiều nguồn hàng và nông dân chưa đáp ứng các điều kiện đơn giản như quy định an toàn vệ sinh thực phẩm. Hàng ngày chúng tôi vẫn đưa bún, hủ tiếu, bánh phở từ TPHCM về Cần Thơ bán cho hệ thống trường học và người dân; vì các cơ sở địa phương không đáp ứng đủ các điều kiện và không suất được hóa đơn…”.

Còn bà Hồ Quang Kiều, Giám đốc Siêu thị Big C Cần Thơ, cho biết: “Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Lê Hùng Dũng cho biết sẽ nhanh chóng tổ chức lại vùng sản xuất sản phẩm nông sản chủ lực, chất lượng cao để cung ứng cho các siêu thị. Giao cho Trung tâm Xúc tiến đầu tư đứng ra làm đầu mối liên kết, cầu nối để nông dân và doanh nghiệp gặp nhau, hợp tác làm ăn.

HUY PHONG

Tin cùng chuyên mục