Khoa học và công nghệ cần có cơ chế riêng

Lâu nay, TPHCM vẫn coi khoa học và công nghệ (KH-CN) là động lực để phát triển kinh tế - xã hội, thông qua các chủ trương, chính sách lớn. TPHCM cho ra đời các mô hình như Công viên Phần mềm Quang Trung, Trung tâm Công nghệ sinh học, hay Khu Công nghệ cao (CNC) là những minh chứng rõ nét cho chủ trương đó.
Khoa học và công nghệ cần có cơ chế riêng

Lâu nay, TPHCM vẫn coi khoa học và công nghệ (KH-CN) là động lực để phát triển kinh tế - xã hội, thông qua các chủ trương, chính sách lớn. TPHCM cho ra đời các mô hình như Công viên Phần mềm Quang Trung, Trung tâm Công nghệ sinh học, hay Khu Công nghệ cao (CNC) là những minh chứng rõ nét cho chủ trương đó.

Hiệu quả còn khiêm tốn

Với chủ trương lớn coi KH-CN là động lực, có thể hiểu ở đây, KH-CN phải “nhúng” vào tất cả hành động, từ suy nghĩ cho đến thực hiện, thúc đẩy đi nhanh, mạnh các mục tiêu đề ra để phát triển mọi mặt của TPHCM. Trong đó, KH-CN là công cụ, phương tiện giúp thực hiện điều đó một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Nhờ chủ trương đó, những năm qua, KH-CN TPHCM đã có những bước phát triển vượt bậc. TPHCM trở thành trung tâm nghiên cứu, đổi mới và chuyển giao công nghệ của cả nước. Tuy nhiên, có thể thấy KH-CN hiện vẫn chưa phải là động lực trực tiếp để tạo ra của cải vật chất cho TP. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN), phát triển thị trường KH-CN đã làm nhưng hiệu quả vẫn rất khiêm tốn.

Đối với lĩnh vực CNC, mà ngay chính tại Khu CNC TPHCM, chúng tôi vẫn coi việc hỗ trợ DN đổi mới công nghệ và phát triển nghiên cứu, nâng cao năng lực nội sinh là việc làm thường xuyên và ưu tiên hàng đầu. Minh chứng rõ nhất là việc giới thiệu hàng loạt dự án của các DN như United Healthcare, Nanogen và mới đây là VN Robotics, UVP tham gia vào Chương trình phát triển CNC quốc gia. Hoặc hỗ trợ DN đổi mới công nghệ dựa trên nguồn vốn kích cầu. Đổi mới công nghệ không chỉ có nghĩa là nhập khẩu máy móc thiết bị, mà hơn nữa là họ được chuyển giao công nghệ từ nước ngoài đưa vào sản xuất trong nước, dựa trên chính nguồn lực con người có sẵn.

Đào tạo nguồn nhân lực cho Khu Công nghệ cao TPHCM

Còn phát triển công nghệ nội sinh là một câu chuyện đường dài. Ở đó ta phải đào tạo được đội ngũ nghiên cứu, rồi tập hợp họ lại, dựa trên tri thức tiên tiến và phải có các phòng thí nghiệm với trang thiết bị hiện đại để tạo ra các sản phẩm mới phục vụ nhu cầu trong nước. Nhưng từ quá trình nghiên cứu để ra được các sản phẩm cụ thể vốn đã khó. Từ sản phẩm đó ứng dụng vào sản xuất cần đầu tư mang tính lâu dài và cả chấp nhận rủi ro nữa. Nhiều trường hợp nhà khoa học chỉ giỏi làm khoa học, để thương mại hóa được phải có DN chung tay vào. Vì thế, Khu CNC đang đề xuất thành lập Quỹ Đầu tư mạo hiểm, với sự tham gia của một số DN tư nhân để hỗ trợ cho các nghiên cứu đang ở mức sơ khai, ươm tạo, tiến tới hình thành được các DN KH-CN.

Vượt lên thách thức

Dù đã có những thành quả đáng khích lệ, nhưng nhìn lại thấy khó khăn vẫn còn rất nhiều. Trước tiên, cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu công nghệ mới, đích thực là CNC, TPHCM còn cần phải tiếp tục đầu tư hạ tầng cho KH-CN một cách có định hướng và có trọng điểm để tạo ra năng lực nghiên cứu như các trung tâm nghiên cứu, các phòng thí nghiệm chuyên sâu với cơ chế thoáng để thu hút, tập hợp đội ngũ chuyên gia giỏi giải quyết những bài toán lớn của TPHCM như quy hoạch giao thông, chống ngập… và đi nhanh vào những công nghệ mới, hiện đại.

Vấn đề thứ hai là tìm cách kết nối nghiên cứu hàn lâm với nhu cầu thị trường. Lâu nay, nhà khoa học vẫn tách rời nghiên cứu của mình với nhu cầu cấp thiết của DN. DN thì lại không tin tưởng các nhà khoa học trong nước, dẫn đến tình trạng nhập khẩu ồ ạt thiết bị máy móc nước ngoài. Trong khi đó, hiện Nhà nước chưa có những cơ chế, chính sách đủ mạnh để hỗ trợ các nghiên cứu “nhúng” được vào thị trường. Chưa kể, công tác nghiên cứu, phát triển công nghệ mang tính dự báo vẫn còn ít ỏi. Mới đây, Khu CNC đã thành lập mạng liên kết, từ nghiên cứu, phát triển cho đến thương mại hóa trong lĩnh vực y sinh. Mạng liên kết như một “túi khôn” chung, nơi các nhà khoa học trong nước và quốc tế đề xuất ý tưởng, tìm ra hướng đi cho các nghiên cứu trong tương lai. Song đây mới chỉ là những giải pháp ban đầu.

Ở một số nước phát triển của châu Âu, Nhà nước có cơ chế hỗ trợ rất tốt. Chẳng hạn như DN cần công nghệ nhưng không đủ vốn, trong khi viện, trường nghiên cứu lại đang sở hữu công nghệ; Nhà nước sẵn sàng bỏ ra 60%, DN đối ứng 40% để kích thích chuyển giao công nghệ. Hiện chúng ta chưa đủ khả năng để làm được điều đó. Vì thế, chúng ta tạo ra mạng liên kết, tạo vốn mạo hiểm hay đầu tư cơ sở vật chất chính là tạo điều kiện để kết nối nghiên cứu với thị trường. Nhưng để có được những giải pháp đó, thì việc tạo ra cơ chế và vận dụng cơ chế linh hoạt mới giải quyết được triệt để những khó khăn dai dẳng suốt nhiều năm qua.

Cơ chế hỗ trợ

Luật KH-CN ban hành năm 2013 có nhiều tiến bộ. Tiến bộ đầu tiên dễ nhận thấy chính là áp dụng cơ chế đặt hàng nghiên cứu, xuất phát từ chính nhu cầu cấp thiết của xã hội và DN, giải quyết được tình trạng “nghiên cứu cất ngăn kéo”. Tiến bộ tiếp theo là vận hành cơ chế cấp kinh phí bằng quỹ thay vì cấp theo niên hạn. Khi đó, nhà khoa học cần, xã hội cần thì ta có sẵn kinh phí để đầu tư nghiên cứu ngay. Thêm nữa là việc xã hội hóa đầu tư cho KH-CN thông qua đó khuyến khích DN trích lập Quỹ KH-CN. Nhưng cũng cần phải nói thêm, hiện cơ chế này vẫn còn nhiều vướng mắc khiến DN chưa mặn mà. Tiền của DN bỏ ra nhưng họ chưa được toàn quyền định đoạt số tiền đó để đầu tư công nghệ theo ý muốn. Lẽ ra, DN đã bỏ vốn, thì Nhà nước cũng cần đối ứng một phần trong đó, coi như là nguồn vốn “mồi” để động viên DN tích cực thành lập và khai thác quỹ. Thông qua đó, Nhà nước cũng có điều kiện để kiểm soát nguồn quỹ, định hướng để DN đầu tư đổi mới công nghệ sao cho hiệu quả nhất. Thực tế cho thấy, chúng ta đã có rất nhiều cơ chế hỗ trợ tốt và tiến bộ như kể trên, nhưng quá trình triển khai lại thiếu cơ chế kiểm soát phù hợp, từ đó khiến các cơ chế hỗ trợ trở nên “méo mó” và thiếu hiệu quả…

Từ thực tiễn cho thấy, Luật KH-CN đã tốt, nhưng đó là luật chung, chưa phải là chìa khóa vạn năng để mở được các nút thắt của KH-CN TPHCM lâu nay. Trong quá trình thực thi, TPHCM phải tác động thêm bằng các cơ chế riêng của mình. Vận dụng linh hoạt, mềm dẻo giữa quy định chung và những cơ chế “cộng thêm” mới giúp KH-CN TPHCM bật ra được những thành quả lớn n

PGS - TS LÊ HOÀI QUỐC
Trưởng ban quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM

TƯỜNG HÂN (ghi)

Tin cùng chuyên mục