Đưa KH-CN trở thành động lực then chốt phát triển kinh tế - xã hội. Bài 1: Cần tháo “nút thắt”

Tại Hội nghị Trung ương 6 lần này, đề án “Phát triển khoa học – công nghệ (KH-CN) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” được Ban Chấp hành Trung ương khóa XI xem xét với mục đích sẽ ban hành một nghị quyết mới về phát triển KH-CN đất nước trong thời kỳ mới. Theo dự thảo của đề án, mục tiêu cơ bản là đến năm 2020, Việt Nam có một nền KH-CN phát triển nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN; có tiềm lực KH-CN đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đưa KH-CN thực sự trở thành động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh... Những vấn đề này đặt ra cho các nhà quản lý các cấp, nhất là Bộ KH-CN phải tiến hành đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ cơ chế quản lý, hoạt động KH-CN hiện nay. Vì chỉ có như vậy những mục tiêu cơ bản nói trên mới có thể thực hiện được.
Đưa KH-CN trở thành động lực then chốt phát triển kinh tế - xã hội. Bài 1: Cần tháo “nút thắt”

LTS: Tại Hội nghị Trung ương 6 lần này, đề án “Phát triển khoa học – công nghệ (KH-CN) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” được Ban Chấp hành Trung ương khóa XI xem xét với mục đích sẽ ban hành một nghị quyết mới về phát triển KH-CN đất nước trong thời kỳ mới. Theo dự thảo của đề án, mục tiêu cơ bản là đến năm 2020, Việt Nam có một nền KH-CN phát triển nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN; có tiềm lực KH-CN đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đưa KH-CN thực sự trở thành động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh... Những vấn đề này đặt ra cho các nhà quản lý các cấp, nhất là Bộ KH-CN phải tiến hành đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ cơ chế quản lý, hoạt động KH-CN hiện nay. Vì chỉ có như vậy những mục tiêu cơ bản nói trên mới có thể thực hiện được.

Cơ chế tài chính được xem là “nút thắt” lớn nhất trong hoạt động KH-CN hiện nay với những bất cập do lịch sử để lại. Giải quyết được vấn đề này mới có thể huy động được các nguồn đầu tư, cũng như tập hợp được nhân lực cho việc phát triển KH-CN nước nhà.

  • Tháo vòng “kim cô” về kế hoạch tài chính

Mới đây, Ủy ban KH-CN và môi trường của Quốc hội đã tổ chức phiên họp để Bộ trưởng Bộ KH-CN, đại diện Bộ Tài chính, Bộ KH-ĐT giải trình về “Cơ chế tài chính và huy động nguồn lực đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KH-CN”. Lãnh đạo các bộ ngành đều thừa nhận, cơ chế tài chính cho KH-CN hiện còn nhiều bất cập.

Việc áp đặt cơ chế kế hoạch hóa cứng nhắc, quy trình hóa về thời gian xác định nhiệm vụ KH-CN gắn liền với việc xây dựng kế hoạch hàng năm, bắt đầu khoảng tháng 3 và kết thúc vào ngày 31-7 hàng năm và gửi Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính là không phù hợp với đặc thù, không đáp ứng yêu cầu về tiến độ của hoạt động KH-CN.

Bên cạnh đó, còn có bất cập trong điều chỉnh kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH-CN, không phù hợp với thực tế nghiên cứu triển khai và hiệu quả đầu tư.

Máy nghiền đá thành cát, một công trình hỗ trợ doanh nghiệp phát triển do Sở KH-CN TPHCM đầu tư kinh phí. Ảnh: T.HÂN

Máy nghiền đá thành cát, một công trình hỗ trợ doanh nghiệp phát triển do Sở KH-CN TPHCM đầu tư kinh phí. Ảnh: T.HÂN

Hiện nhà nước đầu tư cho Bộ KH-CN hàng năm với tổng kinh phí bằng 2% GDP cả nước. Đây là con số không hề nhỏ. Tuy nhiên, nếu tính về giá trị tuyệt đối, mức đầu tư trên đầu người (vào khoảng 0,4% - 0,5%) lại là con số thấp. Thế nhưng năm qua vẫn có tình trạng chi sai mục đích hoặc đầu tư dàn trải, không hiệu quả số vốn này.

Theo lãnh đạo Bộ KH-CN, năm 2011 kinh phí đầu tư phát triển KH-CN được phân bổ về các địa phương khoảng 2.700 tỷ đồng nhưng các địa phương chỉ thực hiện được khoảng 2.044 tỷ (khoảng 75%), còn lại khoảng 673 tỷ đồng các địa phương sử dụng vào các dự án của các lĩnh vực không liên quan đến KH-CN. Và trong hơn 2.000 tỷ đồng sử dụng đầu tư KH-CN có khoảng 672 tỷ đồng chi không đúng mục đích.

Như vậy các địa phương chi sai mục đích đầu tư khoảng 1.345 tỷ đồng, chiếm gần một nửa kinh phí ngân sách nhà nước cấp. Thêm vào đó, Bộ KH-CN chưa có đủ thẩm quyền cùng với Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính phân bổ nguồn kinh phí đầu tư phát triển, nguồn kinh phí cho sự nghiệp khoa học cho các bộ, ngành các địa phương, dẫn tới hiện tượng dàn trải, hiệu quả đầu tư không cao.

PGS-TS Phan Minh Tân, Giám đốc Sở KH-CN TPHCM cho biết, ở các nước khác ngoài nguồn kinh phí nhà nước cấp không hề nhỏ thì nguồn đầu tư chính là từ tư nhân, doanh nghiệp. Trong khi ở Việt Nam, các nhà khoa học hầu như chờ đợi từ nguồn kinh phí của nhà nước.

Một miếng bánh chia nhỏ thật khó mang lại hiệu quả. Tại TPHCM, đã có nhiều cải tiến về cơ chế quản lý và nghiên cứu khoa học, như phân quyền cho giám đốc sở có thể duyệt kinh phí lên đến 600 triệu đồng. Tự chủ động 1/3 tổng kinh phí đầu tư cho KH-CN của địa phương hàng năm. Tuy nhiên, chúng ta chưa làm căn cơ, một số giải pháp lại vướng phải quy định ở cấp cao hơn, nên khó triển khai được tại địa phương.

Phòng kiểm định lõi IP, một công trình do UBND TPHCM đầu tư nhằm góp phần phát triển công nghiệp vi mạch. Ảnh: T.BA

Phòng kiểm định lõi IP, một công trình do UBND TPHCM đầu tư nhằm góp phần phát triển công nghiệp vi mạch. Ảnh: T.BA

  • Huy động nguồn lực xã hội

Theo đánh giá của các chuyên gia, đến nay chỉ có từ 0,1% - 0,3% doanh thu của các doanh nghiệp Việt Nam được đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) và đổi mới công nghệ, là quá thấp. Trong khi đó, đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Ấn Độ vào khoảng 5% và Hàn Quốc là 10% doanh thu doanh nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cho biết, chỉ tính riêng lĩnh vực nông nghiệp, có không ít doanh nghiệp sẵn sàng bỏ tiền tỷ để mua công nghệ nước ngoài nhưng lại dè dặt khi bỏ tiền đầu tư phát triển KH-CN ngay chính doanh nghiệp của mình. Được biết, hiện nay Bộ KH-CN đang nghiên cứu để ban hành các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn nữa KH-CN, tiến tới áp dụng mức đầu tư tối thiểu để đổi mới công nghệ của doanh nghiệp là 10% lợi nhuận.

Hiện ngân sách nhà nước đã đảm bảo 2% tổng chi ngân sách hàng năm cho hoạt động KH-CN, nhưng sự đầu tư của xã hội, nhất là ở khối doanh nghiệp còn rất thấp. Có tăng đầu tư thì các nhà khoa học mới có nhiều việc để làm, từ việc đặt hàng của nhà nước, của xã hội và từ doanh nghiệp. Kinh nghiệm thực tế của các nước trên thế giới cho thấy chi từ ngân sách chỉ đáp ứng khoảng 30% tổng đầu tư xã hội cho KH-CN. Hiện nay thực trạng của Việt Nam thì ngược lại, đầu tư từ ngân sách chiếm tới 70%.

Để đảo ngược tình hình, theo các chuyên gia, phải có chính sách để huy động mạnh mẽ các nguồn lực xã hội, trước hết từ khu vực doanh nghiệp đầu tư cho KH-CN. Trước hết cần thực hiện nghiêm túc quy định việc các doanh nghiệp dành 10% lợi nhuận trước thuế để hình thành Quỹ Phát triển KH-CN, có thể là ở từng doanh nghiệp hoặc ở quy mô tập đoàn hoặc theo ngành. Tuy nhiên giải pháp lâu dài và cơ bản là tạo ra một sức ép buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh dựa trên phát triển và ứng dụng KH-CN. Nhà nước cần dùng các công cụ gián tiếp để khuyến khích và thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho KH-CN thông qua các công cụ thuế, lãi suất...

PGS-TS Lê Hoài Quốc, Trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao TPHCM: Chúng ta đang vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng cơ chế cấp kinh phí cho hoạt động KH-CN thì chủ yếu là xin - cho, bao cấp. Các đầu tư nhà nước cho phát triển KH-CN phải theo cơ chế “nhà nước là khách hàng lớn của các nhà khoa học, các trường đại học, viện nghiên cứu hay doanh nghiệp KH-CN”.

Tôi rất tâm đắc với ý kiến của Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Mạnh Hà khi gặp các nhà khoa học thành phố vào đầu năm nay là TP quyết tâm chuyển từ cơ chế xét duyệt đề tài, dự án sang cơ chế “đặt hàng nghiên cứu khoa học”, sản xuất theo đơn đặt hàng của các nhu cầu bức bách trong phát triển kinh tế - xã hội, đô thị. Tuy nhiên, bên cạnh đó có một mảng hoạt động cần được “bao cấp” nhiều hơn nữa, không thể theo cơ chế đặt hàng, đó là hoạt động tài trợ cho các nghiên cứu khoa học cơ bản, xây dựng tiềm lực trí tuệ quốc gia như các ngành toán, vật lý, hóa, xã hội học, sử, khảo cổ, môi trường...

>> Bài 2: Loay hoay bài toán trọng dụng và đãi ngộ người tài. 

NHÓM PV

Tin cùng chuyên mục