Không dùng thuốc giảm đau gây nghiện cho trẻ

Hội thảo “Cập nhật lâm sàng các dạng đau ở trẻ em và cách xử trí” có trên 200 bác sĩ, dược sĩ tại TPHCM tham dự, do Hội Đau TPHCM và nhãn hàng Nurofen (Ibuprofen) tổ chức. Theo các bác sĩ, đau ở trẻ em là một trong những dạng bệnh lý rất khó chẩn đoán, các bậc phụ huynh phải quan sát kỹ các hành vi của trẻ có thể biểu hiện sự đau đớn qua thay đổi hành vi, để từ đó có hướng xử trí phù hợp.

Hội thảo “Cập nhật lâm sàng các dạng đau ở trẻ em và cách xử trí” có trên 200 bác sĩ, dược sĩ tại TPHCM tham dự, do Hội Đau TPHCM và nhãn hàng Nurofen (Ibuprofen) tổ chức. Theo các bác sĩ, đau ở trẻ em là một trong những dạng bệnh lý rất khó chẩn đoán, các bậc phụ huynh phải quan sát kỹ các hành vi của trẻ có thể biểu hiện sự đau đớn qua thay đổi hành vi, để từ đó có hướng xử trí phù hợp.

Các dạng đau ở trẻ thường gặp gồm: đau đầu, đau bụng, đau răng, đau tai, đau do va chạm gây chấn thương, đau viêm khớp, đau do viêm niêm mạc miệng, đau họng do viêm hô hấp, đau do phỏng… Phụ huynh quan sát biểu hiện để nhận biết sự thay đổi hành vi của trẻ đang bị đau: bứt tai, khóc thét và khóc dai, nghiến răng - run môi, giãy đạp, không cử động hoặc khư khư ôm giữ một phần cơ thể. Ở trẻ lớn (từ 8 tuổi trở lên), đã có cảm giác và miêu tả mức độ, vị trí đau như người lớn.

Về việc điều trị các dạng đau bằng thuốc giảm đau, các bác sĩ khuyên nên dùng những loại thuốc giảm đau dạng nhẹ, không gây nghiện cho trẻ. Tuyệt đối không dùng thuốc giảm đau có gốc Asprin vì sẽ gây nên hội chứng Reye, ảnh hưởng tế bào gan, tổn thương não.

NGỌC THÙY

Tin cùng chuyên mục