Ngày 15-6, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức cuộc họp xử lý di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, từ năm 2011 để tránh nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và thực hiện quy hoạch phát triển đô thị, tỉnh đã lập danh sách hơn 300 cơ sở gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp quy hoạch phải di dời địa điểm.
Tuy nhiên đến nay, tiến độ thực hiện di dời các cơ sở này vẫn diễn ra rất chậm. Cụ thể, đối với nhóm cơ sở gốm mỹ nghệ, trong số 37 cơ sở phải thực hiện di dời đến nay đã có 29 cơ sở được nhà nước giao đất, cho thuê đất tại cụm công nghiệp gốm xứ Tân Hạnh.
Đối với nhóm cơ sở có quy mô đánh giá tác động môi trường (ĐTM), trong số 24 cơ sở phải di dời đợt 1 đến nay còn lại 6 cơ sở chưa có phương án di dời cụ thể. Đối với 7 cơ sở phải di dời đợt 2, hiện có 6 cơ sở đồng ý di dời, đồng thời đề nghị tỉnh có địa điểm, phương án bồi thường, hỗ trợ do bị di dời nhằm đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp.
Đối với nhóm cơ sở giết mổ, trong tổng số 50 cơ sở phải di dời, đến nay đã thực hiện di dời được 32 cơ sở.
Trước việc một số cơ sở gửi đơn kiến nghị xin gia hạn thời gian di dời, tại cuộc họp, ông Võ Văn Chánh, Phó chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu không gia hạn di dời đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời yêu cầu chậm nhất vào cuối tháng 6 phải có báo cáo tiến độ gửi UBND tỉnh.
Đặc biệt, đối với 2 vướng mắc chính dẫn đến sự chậm trễ trong việc di dời các cơ sở là tài chính và địa điểm, lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu Sở Tài chính, Ngân hàng nhà nước chi nhánh Đồng Nai xem xét, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở theo quy định; và Sở Kế hoạch - Đầu tư chịu trách nhiệm giới thiệu địa điểm di dời.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, từ năm 2011 để tránh nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và thực hiện quy hoạch phát triển đô thị, tỉnh đã lập danh sách hơn 300 cơ sở gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp quy hoạch phải di dời địa điểm.
Tuy nhiên đến nay, tiến độ thực hiện di dời các cơ sở này vẫn diễn ra rất chậm. Cụ thể, đối với nhóm cơ sở gốm mỹ nghệ, trong số 37 cơ sở phải thực hiện di dời đến nay đã có 29 cơ sở được nhà nước giao đất, cho thuê đất tại cụm công nghiệp gốm xứ Tân Hạnh.
Đối với nhóm cơ sở có quy mô đánh giá tác động môi trường (ĐTM), trong số 24 cơ sở phải di dời đợt 1 đến nay còn lại 6 cơ sở chưa có phương án di dời cụ thể. Đối với 7 cơ sở phải di dời đợt 2, hiện có 6 cơ sở đồng ý di dời, đồng thời đề nghị tỉnh có địa điểm, phương án bồi thường, hỗ trợ do bị di dời nhằm đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp.
Đối với nhóm cơ sở giết mổ, trong tổng số 50 cơ sở phải di dời, đến nay đã thực hiện di dời được 32 cơ sở.
Trước việc một số cơ sở gửi đơn kiến nghị xin gia hạn thời gian di dời, tại cuộc họp, ông Võ Văn Chánh, Phó chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu không gia hạn di dời đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời yêu cầu chậm nhất vào cuối tháng 6 phải có báo cáo tiến độ gửi UBND tỉnh.
Đặc biệt, đối với 2 vướng mắc chính dẫn đến sự chậm trễ trong việc di dời các cơ sở là tài chính và địa điểm, lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu Sở Tài chính, Ngân hàng nhà nước chi nhánh Đồng Nai xem xét, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở theo quy định; và Sở Kế hoạch - Đầu tư chịu trách nhiệm giới thiệu địa điểm di dời.