Kiểm soát chặt kê khai tài sản

Thanh tra TPHCM cho biết, việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức trong năm qua được các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc. Tính đến nay, đã có 89/89 đơn vị đầu mối gửi báo cáo kết quả kê khai tài sản, thu nhập với gần 30.000 đối tượng phải kê khai theo luật định. Chỉ có 7 người chưa kê khai tài sản, thu nhập nhưng có lý do chính đáng (nghỉ thai sản, nghỉ ốm, nghỉ không lương). Việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập cũng được các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc theo hai hình thức: niêm yết tại cơ quan, đơn vị hoặc công khai trong các cuộc họp.

Thanh tra TPHCM cho biết, việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức trong năm qua được các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc. Tính đến nay, đã có 89/89 đơn vị đầu mối gửi báo cáo kết quả kê khai tài sản, thu nhập với gần 30.000 đối tượng phải kê khai theo luật định. Chỉ có 7 người chưa kê khai tài sản, thu nhập nhưng có lý do chính đáng (nghỉ thai sản, nghỉ ốm, nghỉ không lương). Việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập cũng được các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc theo hai hình thức: niêm yết tại cơ quan, đơn vị hoặc công khai trong các cuộc họp.

Một vấn đề khác trong báo cáo của Thanh tra TPHCM không được nhắc đến, đó là việc xử lý các trường hợp thiếu trung thực, giấu giếm các khoản thu nhập và tài sản không rõ nguồn gốc. Không lẽ trong số gần 30.000 cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức - đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập không có trường hợp nào vi phạm? Câu trả lời là không thể có chuyện đó được.

Dư luận những năm qua đã không ít lần gây xôn xao về trường hợp của cán bộ này, đảng viên kia giàu lên bất thường, có nhiều nhà đất, cổ phiếu trong các doanh nghiệp, có tài khoản ở nước ngoài, cho con đi du học… Lời đồn đoán đó không phải là không có cơ sở, vì trên thực tế người dân biết rất rõ việc làm và những mối quan hệ làm ăn tạo ra nhiều lợi ích của cán bộ, đảng viên, công chức, nhất là đối với những người có chức, có quyền. Cái chính là chúng ta chưa có cơ chế khuyến khích người dân dám nói và dám tố cáo hành vi bất minh của những cán bộ, đảng viên giàu lên bất thường.

Bộ Chính trị vừa ban hành Chỉ thị 33-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản. Chỉ thị đặt tính tự giác, trung thực và ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, đảng viên, viên chức trong việc kê khai tài sản lên hàng đầu. Đồng thời, xác định vai trò, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc kê khai, kiểm soát việc kê khai tài sản.

Để Chỉ thị 33 của Bộ Chính trị được thực hiện nghiêm túc và đạt kết quả cao, rất cần vai trò giám sát của hệ thống MTTQ các cấp và các đoàn thể nhân dân ở từng địa phương. Tai mắt của nhân dân luôn được cho là “vũ khí” quan trọng nhất để kiểm soát những hành vi gian dối, thiếu trung thực, cố tình vi phạm của một bộ phận cán bộ, công chức, đảng viên, viên chức nhằm che đậy những khối tài sản bất minh có được từ tham nhũng. Nếu chúng ta phát huy tốt cơ chế kiểm soát này, chắc chắn sẽ phát hiện, xử lý được những cán bộ, công chức, đảng viên, viên chức vi phạm. Qua đó, góp phần quan trọng từng bước ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn tham nhũng đang trở thành vấn đề nhức nhối trong Đảng và trong xã hội hiện nay.

MINH ĐỨC

Tin cùng chuyên mục