Kinh tế vừa đủ

Kiên định với mục tiêu phát triển bền vững để tạo thị trường cạnh tranh của hơn 600 triệu dân ở 10 nước trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Chính phủ Thái Lan tiếp tục vận dụng mô hình Kinh tế Vừa đủ (Sufficiency Economy) của cố Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej trong chiến lược phát triển kinh tế.

Kiên định với mục tiêu phát triển bền vững để tạo thị trường cạnh tranh của hơn 600 triệu dân ở 10 nước trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Chính phủ Thái Lan tiếp tục vận dụng mô hình Kinh tế Vừa đủ (Sufficiency Economy) của cố Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej trong chiến lược phát triển kinh tế.

Lúc sinh thời, vị vua thứ IX của Thái Lan, Bhumibol Adulyadej, đã chia sẻ về triết lý Kinh tế Vừa đủ như sau: “Phát triển kinh tế phải thực hiện từng bước một. Nó phải bắt đầu bằng việc tăng cường các nền tảng kinh tế của chúng ta, bằng cách phải đảm bảo phần lớn dân số đủ sống… Khi một tiến trình đã đạt được, chúng ta nên bắt tay vào những bước tiếp theo, thông qua việc theo đuổi các cấp độ cao cấp hơn của việc phát triển kinh tế. Mô hình Kinh tế Vừa đủ dựa trên nhu cầu tiêu dùng điều độ, có chừng mực, sự tự chủ và khả năng tự miễn dịch với những bất ổn từ bên ngoài: không để bị ảnh hưởng bởi các vấn đề quốc tế về kinh tế, năng lượng, chính trị, ngoại giao”. Theo triết lý của cố Quốc vương về nền Kinh tế Vừa đủ, các kế hoạch phát triển quốc gia lấy con người làm trung tâm phát triển, tăng cường sự tham gia rộng rãi của các thành phần nhằm đạt mục tiêu phát triển cân bằng, toàn diện và thống nhất trong tầm nhìn chung về “một xã hội hạnh phúc, công bằng, bình đẳng và bền bỉ”. Kế hoạch cũng bổ sung các định hướng về nền kinh tế xanh, xã hội xanh, hướng tới mục tiêu cơ bản là phát triển bền vững.

Thời gian qua, các tập đoàn kinh tế Thái Lan kiên định với triết lý Kinh tế Vừa đủ, nhất là Siam Cement Group (SCG), Siam Commercial Bank (SCB), Charoen Pokphand (CP), Dầu khí Thái Lan (PTT), Đường Mitr Phol, Thực phẩm Betagro, Hóa dầu Bangchak… Mặc dù mở rộng hoạt động kinh doanh ra nhiều quốc gia ASEAN nhưng với triết lý Kinh tế Vừa đủ này, SCG vẫn kiểm soát chặt vốn và tài sản của mình để bảo đảm chúng được sử dụng hiệu quả ở những nơi tập đoàn này đầu tư. Trải qua 104 năm phát triển, SCG tập trung vào 3 lĩnh vực chính là xi măng - vật liệu xây dựng, hóa dầu và bao bì. Có mặt ở Việt Nam từ năm 1992, SCG đầu tư ở nhiều địa phương, trên nhiều lĩnh vực như sản xuất gạch men kính, ngói, bao bì công nghiệp, nhựa tổng hợp PVC. Đối với dự án liên doanh với Petro Vietnam đầu tư tổ hợp lọc hóa dầu miền Nam (LSP) tại Bà Rịa - Vũng Tàu, ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc SCG, cho biết, tập đoàn sẽ áp dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại, bảo đảm môi trường, an toàn lao động, cũng như các quy định khác của Chính phủ Việt Nam.

LINH LAN

Tin cùng chuyên mục