Lan tỏa văn hóa Việt thông qua game

Chia sẻ tại Tọa đàm Trò chơi điện tử khai phá tiềm năng blockchain, bà Lynn Hoàng, Giám đốc Binance khu vực Đông Nam Á cho biết, thời gian gần đây, Việt Nam có rất nhiều dự án trò chơi điện tử (game) ra đời. Thông qua game, Việt Nam có thể "xuất khẩu" văn hóa.
Axie Infinity, một startup mới nổi trong ngành game
Axie Infinity, một startup mới nổi trong ngành game

Theo nhận định của các chuyên gia tham dự tọa đàm, công nghệ blockchain đang làm thay đổi ngành công nghiệp game khi ở ra các mô hình kinh doanh cùng nguồn thu mới.

Thống kê của Newzoo cho biết, năm 2019, doanh số thị trường game toàn cầu đạt 145,7 tỷ USD, cao gấp hơn 7 lần so với thị trường âm nhạc. Đến năm 2021, ước tính doanh số thị trường game chạm ngưỡng 175,8 tỷ USD. Dự đoán, thị trường game sẽ phát triển mạnh mẽ để đạt 218,7 tỷ USD vào năm 2024.

Thành công của Axie Infinity, một startup của người Việt gần đây chính là cơ hội để các công ty game Việt Nam tận dụng và vươn ra toàn cầu. Ở giai đoạn kỷ lục, mỗi ngày Axie Infinity có hơn một triệu người chơi trên khắp thế giới, tổng giá trị vốn hóa cán mốc 8,5 tỷ USD.

Lan tỏa văn hóa Việt thông qua game ảnh 1
Theo ông Tùng Phan - Đồng sáng lập Moon Knight Labs, CMO của Faraland, để giúp xây dựng được hệ sinh thái game cần có ý tưởng và một ý tưởng tốt sẽ định hình cả ngành công nghệ. Lợi thế của công nghệ blockchain là quản lý dữ liệu. Vì vậy, khi ứng dụng vào game, nhà phát hành cần phải ứng dụng sâu hơn để quản lý dữ liệu chứ không chỉ gắn blockchain vào token.

Trong khi đó, ông Phạm Minh Trí, nhà sáng lập kiêm CEO Whydah, đồng sáng lập startup KardiaChain, cho rằng, trong những làn sóng công nghệ, blockchain mang lại lợi thế cạnh tranh so với thế giới, mang lại giá trị cộng đồng. Trong đó, game NFT mở ra cơ hội rất lớn cho ngành game Việt Nam.

Bà Lynn Hoàng nhận định, cơ hội mà blockchain mang đến cũng diễn ra rất nhanh trước khi định hình những doanh nghiệp nắm giữ vai trò đi đầu, do đó cũng đòi hỏi hành lang pháp luật phải thay đổi tương ứng. Nếu không nắm bắt cơ hội này, Việt Nam sẽ một lần nữa lặp lại tình trạng “chảy máu” startup như những lĩnh vực khác đã và đang diễn ra từ nhiều năm qua.

Tin cùng chuyên mục