Làng nghề từng bước khôi phục sản xuất

Thời gian qua, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã tác động rất lớn đến các làng nghề truyền thống. Không ít làng nghề phải tạm dừng sản xuất để phòng chống dịch theo quy định. Các đơn hàng xuất khẩu cũng phải tạm ngưng.

Nhưng vượt lên khó khăn, nhiều cơ sở sản xuất ở các làng nghề đã cố gắng thay đổi cách thức sản xuất bằng quy mô, số lượng nhỏ để phòng tránh dịch. Sau khi nhiều địa phương công bố “vùng xanh” và nới lỏng giãn cách xã hội, các làng nghề trên khắp cả nước đang từng bước khôi phục sản xuất và tiếp nối các đơn hàng. Phóng viên Báo SGGP đã ghi nhận hoạt động sản xuất tại một số làng nghề.

Làng nghề từng bước khôi phục sản xuất ảnh 1 Chế biến tôm khô - đặc sản nổi tiếng của tỉnh Cà Mau tại Làng nghề tôm khô (HTX Tân Phát Lợi, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển). Ảnh: TẤN THÁI
Làng nghề từng bước khôi phục sản xuất ảnh 2 Làng nghề hoa kiểng Chợ Lách (Bến Tre) dự báo giảm sản lượng khoảng 50% do ảnh hưởng dịch Covid-19. Ảnh: QUỐC AN
Làng nghề từng bước khôi phục sản xuất ảnh 3 Nhân viên lò gốm Hiệp Hòa Sương (Bình Dương) Thạch Sơn Kim, 29 tuổi, cân chỉnh lu gốm để đưa vào lò nung. Ảnh: XUÂN TRUNG
Làng nghề từng bước khôi phục sản xuất ảnh 4 Quy trình ủ tương tại Làng tương Bần, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Ảnh: QUANG PHÚC
Làng nghề từng bước khôi phục sản xuất ảnh 5 Sản xuất bún gạo tại Làng nghề làm bún gạo ở Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TPHCM. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG
Làng nghề từng bước khôi phục sản xuất ảnh 6 Các gia đình tại Làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội cố gắng duy trì sản xuất.  Ảnh: ĐỖ TRUNG
Làng nghề từng bước khôi phục sản xuất ảnh 7 Công việc làm nón tại Làng nghề truyền thống nón ngựa Gò Găng - Phú Gia (xã Cát Tường, huyện Tuy Phước, Bình Định) giữa mùa dịch. Ảnh: NGỌC OAI 

Tin cùng chuyên mục