Sự kiện kỳ vọng kết nối ngành du lịch, doanh nghiệp, nhà đầu tư các địa phương với nhau nhằm tạo sức bật mới cho hoạt động du lịch liên vùng.



Đây là vùng kinh tế lớn thứ 3 tại Việt Nam, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, với 4 sân bay (Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Phù Cát), 5 cảng biển (Chân Mây, Đà Nẵng, Chu Lai, Dung Quốc, Nhơn Hội), 4 khu kinh tế, nhiều khu công nghiệp có hạ tầng tốt, nhiều sản phẩm nông nghiệp có lợi thế so sánh; có nguồn tài nguyên khá đa dạng và phong phú với nhiều tiềm năng nổi trội về cảnh quan thiên nhiên và tiềm năng về du lịch; trong đó tiềm năng du lịch biển, đảo được xem là thế mạnh với chuỗi các bãi biển đẳng cấp quốc tế, nhiều vịnh đẹp thế giới và nhiều đảo, bán đảo hấp dẫn; tiềm năng Du lịch di sản (3/5 di sản văn hóa vật thể thế giới ở Việt Nam); tài nguyên du lịch núi rừng phong phú với nhiều điểm du lịch sinh thái đồi núi, thác, hồ nổi tiếng. Ngoài ra, toàn khu vực còn có nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên hoang sơ, nguyên vẹn; là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc anh em - những chủ nhân đã và đang xây dựng nên một bảo tàng văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc bậc nhất của Việt Nam hiện nay.

Ông Võ Anh Tài, Phó Tổng Giám đốc Saigontourist Group thông tin, để thúc đẩy phát triển du lịch liên vùng, Saigontourist đặt chỉ tiêu 1 năm phát triển ít nhất 3 tour mới liên quan Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và đặt chỉ tiêu bình quân hàng năm đưa khách theo các tuyến đường bộ, đường hàng không, đường biển đến các địa phương của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tăng trên 20% trong tình hình thị trường du lịch hồi phục trở lại.

Trong bối cảnh hiện nay du lịch Việt Nam đang tập trung thực hiện kích cầu du lịch nội địa với chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, chương trình “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn” nhằm khôi phục và phát triển hoạt động du lịch trong trạng thái bình thường mới.

“Tại diễn đàn hôm nay, Hà Nội thống nhất ký kết liên kết, tương trợ cùng có lợi với TPHCM và các tỉnh miền Trung, theo 4 nội dung: trong quản lý nhà nước; trong định hướng phát triển sản phẩm du lịch; trong phối hợp công tác quảng bá hình ảnh du lịch và trong phối hợp đầu tư, khai thác các dự án du lịch”, ông Ngô Văn Quý cam kết.

Trong khuôn khổ Diễn đàn liên kết phát triển du lịch TP Hà Nội, TPHCM và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nhiều sự kiện được tổ chức như: sự kiện “Không gian kết nối doanh nghiệp du lịch - Business Matching”; Chợ du lịch miền Trung với 32 gian hàng tại chợ phiên du lịch lần đầu được mở tại miền Trung đã thu hút nhiều người tới tham quan, mua bán. Cũng tại Diễn đàn, UBMTTQ TPHCM đã trao tặng kinh phí hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ ở các tỉnh Quảng Nam (10.605.650.000 đồng), Quảng Ngãi (8.775.000.000 đồng,) Thừa Thiên Huế (6,650 tỷ đồng), Bình Định (3 tỷ đồng) và TP Đà Nẵng (200 triệu đồng). |
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Thừa Thiên – Huế trung tâm du lịch lớn, đặc sắc của cả nước
-
Tòa nhà Cánh Buồm: Niềm kiêu hãnh của Đảo thiên đường Hòn Thơm
-
Bà Rịa-Vũng Tàu: Liên kết hợp tác phát triển du lịch Đông Nam bộ
-
Tổ chức Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa xứ núi Sam vào cuối tháng 4 âm lịch
-
“Bùng nổ” tour hè, đa dạng sản phẩm mới
-
Hà Giang, Ninh Thuận đẩy mạnh xúc tiến du lịch tại TPHCM
-
Khai mạc Ngày hội Du lịch TPHCM 2022
-
Khách nhộn nhịp mua tour tại Ngày hội Du lịch TPHCM
-
Khám phá kỹ thuật in sáp ong khoái độc đáo của người dân Hoài Khao - Cao Bằng
-
Web drama đầu tiên về du lịch tại Việt Nam