Liên kết phát triển du lịch giữa TP Hà Nội, TPHCM và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Ngày 27-11, Diễn đàn liên kết phát triển du lịch giữa TP Hà Nội, TPHCM và 5 tỉnh, thành Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chính thức khai mạc tại Quảng Nam với chủ đề “Dòng chảy tinh hoa”. 

Sự kiện kỳ vọng kết nối ngành du lịch, doanh nghiệp, nhà đầu tư các địa phương với nhau nhằm tạo sức bật mới cho hoạt động du lịch liên vùng.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM cho biết, diễn đàn liên kết phát triển du lịch TP Hà Nội, TPHCM và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung năm 2020 là một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước đầu hoàn chỉnh chuỗi liên kết du lịch từ Bắc tới Nam của TPHCM, góp phần đưa ngành du lịch nước ta sớm phục hồi trong trạng thái bình thường mới. 
Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM phát biệu tại diễn đàn. Ảnh: NGỌC PHÚC
Diễn đàn với chủ đề “Dòng chảy tinh hoa”, có ý nghĩa đặc biệt khi lần đầu tiên, 2 địa phương - 2 trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa ở 2 đầu đất nước gắn kết, phối hợp chặt chẽ với Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung xinh đẹp, nhiều di sản và giàu tiềm năng. Đồng thời, diễn đàn còn là mảnh ghép, liên kết của các địa phương từ Bắc xuống Nam theo chiều dài đất nước.
Liên kết phát triển du lịch giữa TP Hà Nội, TPHCM và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ảnh 2 UBMTTQ TPHCM trao tặng kinh phí hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ. Ảnh: NGỌC PHÚC
“Trước thực tế này, TPHCM nhận thấy cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chú trọng vào các nội dung trọng tâm, gồm: phấn đấu tăng tỷ lệ khách du lịch từ thành phố Hà Nội, TPHCM đến Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và ngược lại; đẩy mạnh công tác phát triển sản phẩm du lịch gắn với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030; chú trọng phối hợp để tổ chức có hiệu quả công tác quảng bá, xúc tiến du lịch vùng, ứng dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo gắn với sự chuẩn bị ngay từ bây giờ lộ trình xúc tiến các thị trường quốc tế”, ông Lê Thanh Liêm nhấn mạnh.  
Liên kết phát triển du lịch giữa TP Hà Nội, TPHCM và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ảnh 3 Các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm tại diễn đàn. Ảnh: NGỌC PHÚC
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Lê Trí Thanh cho biết, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 05 tỉnh, thành với diện tích tự nhiên toàn vùng 28.114km², bằng 8,5% diện tích cả nước, dân số khoảng trên 6,3 triệu người, có vị trí địa lý, kinh tế, chính trị rất thuận lợi, nằm trên trục các đường giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không và biển; địa hình đa dạng, trải dài gần 600km bờ biển, hơn 228km biên giới đường bộ tiếp giáp với Lào.

Đây là vùng kinh tế lớn thứ 3 tại Việt Nam, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, với 4 sân bay (Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Phù Cát), 5 cảng biển (Chân Mây, Đà Nẵng, Chu Lai, Dung Quốc, Nhơn Hội), 4 khu kinh tế, nhiều khu công nghiệp có hạ tầng tốt, nhiều sản phẩm nông nghiệp có lợi thế so sánh; có nguồn tài nguyên khá đa dạng và phong phú với nhiều tiềm năng nổi trội về cảnh quan thiên nhiên và tiềm năng về du lịch; trong đó tiềm năng du lịch biển, đảo được xem là thế mạnh với chuỗi các bãi biển đẳng cấp quốc tế, nhiều vịnh đẹp thế giới và nhiều đảo, bán đảo hấp dẫn; tiềm năng Du lịch di sản (3/5 di sản văn hóa vật thể thế giới ở Việt Nam); tài nguyên du lịch núi rừng phong phú với nhiều điểm du lịch sinh thái đồi núi, thác, hồ nổi tiếng. Ngoài ra, toàn khu vực còn có nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên hoang sơ, nguyên vẹn; là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc anh em - những chủ nhân đã và đang xây dựng nên một bảo tàng văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc bậc nhất của Việt Nam hiện nay.

Liên kết phát triển du lịch giữa TP Hà Nội, TPHCM và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ảnh 4 Đảo Cù Lao Chàm - Quảng Nam. Ảnh: NGỌC PHÚC
“Những lợi thế trên là cơ sở để Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có đầy đủ các yếu tố tiềm năng, lợi thế trong liên kết, hợp tác du lịch với TP Hà Nội và TPHCM để thực hiện đồng bộ các giải pháp phục hồi, thu hút khách du lịch nội địa và chuẩn bị cho việc đón khách quốc tế trong thời gian đến”, ông Lê Trí Thanh nhấn mạnh.

Ông Võ Anh Tài, Phó Tổng Giám đốc Saigontourist Group thông tin, để thúc đẩy phát triển du lịch liên vùng, Saigontourist đặt chỉ tiêu 1 năm phát triển ít nhất 3 tour mới liên quan Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và đặt chỉ tiêu bình quân hàng năm đưa khách theo các tuyến đường bộ, đường hàng không, đường biển đến các địa phương của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tăng trên 20% trong tình hình thị trường du lịch hồi phục trở lại.

Liên kết phát triển du lịch giữa TP Hà Nội, TPHCM và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ảnh 5 Nhiều mô hình du lịch sinh thái được quan tâm phát triển tại Hội An. Ảnh: NGỌC PHÚC
“Saigontourist Group liên kết hỗ trợ ngành du lịch miền Trung và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thực hiện các chương trình giới thiệu quảng bá du lịch, nhất là trong giai đoạn hiện nay trên các kênh phát sóng của Saigontourist Group và phát sóng các nội dung điểm đến thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trên các kênh truyền thông thế mạnh của Saigontourist Group, trong đó có Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV), chương trình “Du lịch - ẩm thực” kênh VTV4, phát trên các kênh mạng xã hội có hàng triệu lượt người xem. Trong 5 năm qua Saigontourist Group đã thực hiện khoảng 100 phóng sự du lịch về TPHCM và các địa phương, trong đó có các điểm đến du lịch miền Trung, chiếu trên VTV4, SCTV, youtube,…”, ông Võ Anh Tài nói.

Trong bối cảnh hiện nay du lịch Việt Nam đang tập trung thực hiện kích cầu du lịch nội địa với chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, chương trình “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn” nhằm khôi phục và phát triển hoạt động du lịch trong trạng thái bình thường mới.

Liên kết phát triển du lịch giữa TP Hà Nội, TPHCM và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ảnh 6 Miền Trung nhiều tiềm năng du lịch di sản (3/5 di sản văn hóa vật thể thế giới ở Việt Nam). Ảnh: Khu đền tháp Mỹ Sơn. Ảnh: NGỌC PHÚC
Ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội thông tin, Thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị cả nước. Với riêng ngành du lịch, trong giai đoạn 2016-2019, mức tăng trưởng khá nhanh, ổn định với 10,1% năm. Khách du lịch đến Hà Nội chiếm tỉ lệ 7,5% cả nước… Ngành du lịch ở Thủ đô hiện đang khai thác các sản phẩm về đêm ở Hỏa Lò, Hoàng thành Thăng Long, tour Hà Nội 36 phố phường, Hà Nội tứ trấn, làng nghề quanh Hà Nội như làng gốm sứ Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc, làng cổ Đường Lâm... Ngoài ra, Hà Nội cũng tiếp tục khai thác thế mạnh của mình là Di sản văn hóa…

“Tại diễn đàn hôm nay, Hà Nội thống nhất ký kết liên kết, tương trợ cùng có lợi với TPHCM và các tỉnh miền Trung, theo 4 nội dung: trong quản lý nhà nước; trong định hướng phát triển sản phẩm du lịch; trong phối hợp công tác quảng bá hình ảnh du lịch và trong phối hợp đầu tư, khai thác các dự án du lịch”, ông Ngô Văn Quý cam kết.

Liên kết phát triển du lịch giữa TP Hà Nội, TPHCM và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ảnh 7 Khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh. Ảnh: NGỌC PHÚC
Về phần mình, TPHCM cam kết đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện các hoạt động liên kết phát triển du lịch giữa TPHCM và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đi vào thực chất và hiệu quả, mang lại lợi ích cao nhất. Đồng thời, gắn kết các nội dung liên kết với Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong quá trình triển khai các nội dung liên kết giữa TPHCM với các vùng mà TPHCM đã liên kết, góp phần thúc đẩy du lịch nội địa phát triển.

Trong khuôn khổ Diễn đàn liên kết phát triển du lịch TP Hà Nội, TPHCM và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nhiều sự kiện được tổ chức như: sự kiện “Không gian kết nối doanh nghiệp du lịch - Business Matching”; Chợ du lịch miền Trung với 32 gian hàng tại chợ phiên du lịch lần đầu được mở tại miền Trung đã thu hút nhiều người tới tham quan, mua bán. 

Cũng tại Diễn đàn, UBMTTQ TPHCM đã trao tặng kinh phí hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ ở các tỉnh Quảng Nam (10.605.650.000 đồng), Quảng Ngãi (8.775.000.000 đồng,) Thừa Thiên Huế (6,650 tỷ đồng), Bình Định (3 tỷ đồng) và TP Đà Nẵng (200 triệu đồng).

Tin cùng chuyên mục