Các bộ lạc phải chịu nhiều tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu nhưng thường có ít nguồn lực để ứng phó tình trạng này. Điều này giúp cho các trại tập trung về chống lại hậu quả của biến đổi khí hậu trở thành nơi huấn luyện quan trọng và là cơ hội mới để xây dựng cộng đồng.
Người dân từ ít nhất 28 bộ lạc và tổ chức liên bộ lạc đã tham dự trại khí hậu năm nay ở Washington. Hơn 70 bộ lạc đã tham gia vào các trại tương tự do tổ chức Bộ lạc liên kết của người da đỏ Tây Bắc tổ chức tại các địa điểm khác trên khắp nước Mỹ.
Những người tham dự được nghe ý kiến từ các thủ lĩnh bộ lạc và các nhà khoa học, cũng như tìm hiểu về các vườn trên biển đang chống lại hiện tượng axit hóa đại dương. Họ còn đến thăm sông Elwha, nơi các đàn cá hồi gần đây đã được khôi phục sau khi bộ lạc hạ Elwha Klallam đấu tranh để phá bỏ 2 con đập.
Họ cũng học cách tận dụng tối đa nguồn quỹ liên bang mới có để bổ sung nhân viên về khí hậu, khôi phục môi trường sống, giảm lượng khí thải carbon, dành nhiều thời gian vào các hoạt động văn hóa khác như dệt may và làm các sản phẩm thủ công.
Người của các bộ lạc bản địa Mỹ tham gia một chương trình tại trại khí hậu |
Jonny Bearcub Stiffarm, thành viên ban cố vấn khí hậu bộ lạc Fort Peck Assiniboine và Sioux ở Montana, cho biết: “Các trại khí hậu này giúp mọi người biết rằng có liên minh, có trang web hỗ trợ và có thể giúp đỡ lẫn nhau. Vì vậy, chúng tôi tạo ra những bài hát mới, câu chuyện mới, những tầm nhìn mới mà chúng tôi theo đuổi vì kết quả tích cực của người dân”.
Thực tế, chia sẻ kiến thức giữa các bộ lạc không phải là điều mới, nhưng giờ đây việc chia sẻ được hiệu quả hơn nhờ các tiến bộ công nghệ. Kiokun là một trong ba nhân viên khí hậu toàn thời gian của bộ lạc bản địa Qutekcak, cho biết năm ngoái, một trận lở đất đã cắt đứt một con đường lớn, đất đá tràn xuống vịnh làm hư hại một điểm câu cá nổi tiếng của các trưởng lão bộ lạc.
Ngay lập tức tin tức được lan truyền qua mạng xã hội và có nhiều hoạt động hỗ trợ được thực hiện. Các nhóm bộ lạc hiểu rõ lợi ích từ việc chia sẻ thông tin trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Cũng từ việc tham gia trại, các bộ lạc biết lắp các tấm pin mặt trời, cạnh tranh thân thiện để góp phần trung hòa carbon...
Chính phủ liên bang đã cấp hơn 720 triệu USD thông qua Đạo luật giảm lạm phát để giúp các bộ lạc lập kế hoạch và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tại trại khí hậu, mỗi nhóm bộ lạc trình bày các dự án họ đang thực hiện và thảo luận về tác động của biến đổi khí hậu.
Các bộ lạc Salish và Kootenai của Liên minh miền Nam ở Montana là một trong những bộ lạc đầu tiên phát triển kế hoạch ứng phó với khí hậu. Bộ lạc bản địa Qutekcak đang lên kế hoạch cho một trại khí hậu dành cho thanh thiếu niên bộ lạc ở Alaska với chương trình kéo dài 6 tuần…