Liều thuốc đắng

Đã hơn 2 năm kể từ khi các nhà lãnh đạo châu Âu sử dụng loại “thuốc” được hứa hẹn rất hiệu quả, pha trộn từ chính sách thắt lưng buộc bụng và cải cách cơ cấu để chữa cho các “con bệnh” Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia, Hy Lạp. Trái với mong đợi, phương thuốc này đã không phát huy tác dụng.

Đã hơn 2 năm kể từ khi các nhà lãnh đạo châu Âu sử dụng loại “thuốc” được hứa hẹn rất hiệu quả, pha trộn từ chính sách thắt lưng buộc bụng và cải cách cơ cấu để chữa cho các “con bệnh” Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia, Hy Lạp. Trái với mong đợi, phương thuốc này đã không phát huy tác dụng.

Theo tờ New York Times, mới đây, Tòa án tối cao Bồ Đào Nha buộc phải ra phán quyết chống lại việc cắt giảm tiền lương và lương hưu của nhân viên chính phủ để xoa dịu cơn thịnh nộ của người dân thể hiện qua các cuộc biểu tình kéo dài từ nhiều tháng. Ở Italia, câu chuyện về một chính phủ còn đang bị bỏ ngỏ từ 1 tháng qua đã trở thành đề tài được bàn luận sôi nổi nhất ở khối này. Chung quy cũng vì những tranh cãi bắt nguồn từ chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ, được áp dụng theo yêu cầu của “thầy thuốc” EU. Ở Bồ Đào Nha, giải pháp áp dụng triệt để cắt giảm chi tiêu và tăng thuế quá nhiều nhằm giúp giảm thâm hụt ngân sách khoảng 1/3 từ năm 2010 đến 2012 đã gây ra làn sóng bất bình trong dân. Tỷ lệ thất nghiệp trong năm 2013 tăng lên 18%, cao hơn rất nhiều so với 12,7% ở năm 2011.

Các nhà kinh tế châu Âu bị chỉ trích vì áp đặt chính sách thắt lưng buộc bụng máy móc đã khiến tình hình kinh tế châu Âu trở nên tồi tệ như hiện nay. Có không ít dư luận cho rằng, đây là một phản ứng quá mức cần thiết trước sự hoảng loạn của thị trường đối với Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha hồi đầu năm 2010. Nhưng cái người ta lo ngại chính là tương lai của đồng EUR, vốn được cảnh báo sẽ đi vào ngõ cụt khi sự đoàn kết trong EU trở nên lỏng lẻo. Việc Phong trào 5 sao (M5S) ở Italia, chính đảng của danh hài Beppe Grillo, gây chú ý với khẩu hiệu cải cách triệt để, bất ngờ đạt 25% ghế tại quốc hội, vượt qua liên minh trung tả của ông Mario Monti, được xem là lời cảnh báo với eurozone, vì M5S chủ trương chống lại đồng tiền chung châu Âu. Điều nguy hiểm hơn là những phong trào như M5S sẽ gia tăng tại châu Âu nếu làn sóng bất mãn của người dân ngày càng cao.

Để thừa nhận thất bại trong chính sách thắt lưng buộc bụng là điều gây khó khăn cho các nhà lãnh đạo châu Âu. Họ biện hộ rằng tuy chính sách cứng rắn nhưng chỉ bằng cách đó mới gây được áp lực điều chỉnh các chi phí liên quan và tiến hành những cải cách cần thiết ở thị trường lao động. Tuy nhiên, chính sách này không chỉ làm các quốc gia trong eurozone phải lao đao mà quốc gia láng giềng Anh quốc cũng gặp khó. Nước này thoạt đầu tưởng như chẳng liên quan gì đến cuộc khủng hoảng nợ của eurozone, nhưng cũng lo ngại mà tiến hành thắt lưng buộc bụng. Kết quả là tăng trưởng kinh tế thì chẳng thấy đâu nhưng thâm hụt ngân sách lại tăng lên.

New York Times cho rằng, việc duy trì “liều thuốc” phản tác dụng đang phá hoại niềm tin của cộng đồng châu Âu, các lãnh đạo EU nên sớm có những biện pháp mới để điều chỉnh. Nhưng chính sách sẽ thay đổi như thế nào? Theo giáo sư Simon Wren Lewis thuộc Đại học Oxford, để hiệu quả, chính sách thắt lưng buộc bụng phải được thay đổi phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: mạnh mẽ hơn khi tốc độ tăng trưởng cao và giảm bớt khi tốc độ tăng trưởng giảm. Hơn nữa, mọi cải cách phải hướng đến mục tiêu khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư nhiều hơn. 

THANH HẰNG

Tin cùng chuyên mục