Linh hoạt

Hôm nay 9-1, Iran và các cường quốc hạt nhân sẽ gặp tại Geneva để giải quyết những trở ngại tồn đọng trong việc thực thi thỏa thuận hạt nhân lịch sử đạt được tháng 11-2013. Trước chuyến đi, Iran đã mạnh dạn tuyên bố sẽ ngưng ngay hoạt động đàm phán nếu phía Mỹ đưa ra thêm bất cứ biện pháp trừng phạt nào. Thật ra, để cuộc thương lượng giữa Iran và các cường quốc hạt nhân (trong đó có Mỹ), vào tháng 11-2013 suôn sẻ, Nhà trắng đã phải thuyết phục Quốc hội, cụ thể là Thượng viện Mỹ hoãn kế hoạch xem xét thông qua các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Iran. Tham gia đối thoại lần này, Iran ý thức được mình không còn ở thế bị động, thay vào đó là “được quyền ra điều kiện”.

Hôm nay 9-1, Iran và các cường quốc hạt nhân sẽ gặp tại Geneva để giải quyết những trở ngại tồn đọng trong việc thực thi thỏa thuận hạt nhân lịch sử đạt được tháng 11-2013. Trước chuyến đi, Iran đã mạnh dạn tuyên bố sẽ ngưng ngay hoạt động đàm phán nếu phía Mỹ đưa ra thêm bất cứ biện pháp trừng phạt nào. Thật ra, để cuộc thương lượng giữa Iran và các cường quốc hạt nhân (trong đó có Mỹ), vào tháng 11-2013 suôn sẻ, Nhà trắng đã phải thuyết phục Quốc hội, cụ thể là Thượng viện Mỹ hoãn kế hoạch xem xét thông qua các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Iran. Tham gia đối thoại lần này, Iran ý thức được mình không còn ở thế bị động, thay vào đó là “được quyền ra điều kiện”.

Đích đến cuối cùng của thông điệp mà Iran gửi tới chính là Thượng viện Mỹ. Iran biết Nhà Trắng, chính phủ của Tổng thống Obama cần sự hợp tác của Iran hơn bao giờ hết. Vì vậy, việc gây sức ép cũng là lẽ thường. Một số nhà phê bình chỉ trích Chính phủ Mỹ đã “hy sinh” quan hệ đồng minh thân thuộc với Saudi Arabia và thậm chí Israel để tranh thủ sự hợp tác với Iran. Thực ra, đây cũng là sự thay đổi linh hoạt trong nhận thức của cả đôi bên.

Bởi lẽ, ngoài đối đầu trong vấn đề hạt nhân, Mỹ và Iran có vấn đề chung đáng để bận tâm: loại trừ phiến quân Sunni. Tốn mất 1.000 tỷ USD ở chính trường Iraq, chịu thiệt mạng 4.000 binh sĩ, Mỹ vẫn không thấy tình hình ở Iraq khả quan hơn. Nước này vẫn chìm trong bất ổn và bạo loạn. Nguyên nhân đến từ các nhóm phiến quân thân khủng bố. Trong đó, nổi bật nhất là các tay súng người Sunni thân al-Qaeda. Chính trường Iraq từ khi chế độ Saddam Hussein sụp đổ đã chứng kiến sự hoán vị quyền lực bằng sự trở lại của người Shiite (vốn là cộng đồng chiếm đa số) sau nhiều thập niên dưới quyền của Saddam Hussein (vốn thuộc Sunni). Trong khi đó, mâu thuẫn giữa người Sunni và người Shiite ở Iran cũng khốc liệt không thua kém. Ở Lebanon, Afghanistan và Yemen cũng tương tự. Iran hiện đang ủng hộ Chính phủ Iraq thân Shiite. Phá vỡ những rào cản do chính mình áp đặt đối với Iran cũng tạo điều kiện cho Mỹ mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Trung Đông, bằng con đường thương mại. Về phía Iran, đất nước này đang đối diện với thực tế lãnh thổ bị chia cắt vì những phe nhóm, luôn trong tình trạng bất ổn. Nhiều người dân Iran mong chờ từng bước nhích lại gần nhau của Mỹ và Iran. Mohammad Reza Barfi, một kỹ sư cơ khí, nói trên tờ New York Times rằng: “Nước Mỹ tượng trưng cho tiến trình nỗ lực, mang lại cơ hội việc làm. Tôi mong muốn hòa bình giữa hai nước hơn bất cứ hòa bình với quốc gia nào”.

Chấp thuận thỏa thuận, tìm những lợi ích chung để hợp tác là cách Mỹ và Iran nên theo đuổi lúc này. Dù là cường quốc lớn nhất thế giới nhưng Mỹ vẫn chưa thể gỡ các thế bí ở khu vực Trung Đông. Xét về mặt nào đó, Iran sẽ là trung gian để Mỹ tìm được giải pháp chính trị cho vấn đề Syria nói riêng và những cuộc thảo luận về an ninh khu vực Trung Đông nói chung. Nếu thuận lợi, Mỹ sẽ không cần đau đầu, bỏ quá nhiều thời gian cho những chiến dịch quân sự ở khu vực này. Còn về kinh tế, suy cho cùng, càng làm cho vấn đề Iran thêm căng thẳng thì càng khiến nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Mỹ, bị tổn hại.

NHƯ QUỲNH

Tin cùng chuyên mục