Tiểu đường, mỡ máu, huyết áp cao là những căn bệnh gây tử vong nhiều cho loài người. Bệnh tiểu đường làm máu đông đặc lại, gây xơ vữa mạch máu và hình thành các cục máu đông dẫn đến nhồi máu não, đột quỵ, nhiễm trùng máu và hoại tử. Bệnh mỡ máu cao làm thành mạch máu hẹp lại, gây xơ vữa và tắc nghẽn mạch. Bệnh huyết áp cao dẫn đến vỡ mạch máu gây chảy máu não…
Các bệnh trên có liên quan mật thiết đến nhau và thường cùng nhau gây hại cho sức khỏe. Bệnh diễn biến âm thầm làm người bệnh chủ quan mà không biết rằng, những biến chứng của bệnh rất nguy hiểm cho tính mạng. Với những bệnh nhân mắc đồng thời nhiều bệnh một lúc thường có tiên lượng rất xấu và biến chứng nặng nề.
Trong những trường hợp này, người bệnh thường phải dùng thuốc lâu dài và phụ thuộc nhiều vào thuốc. Do vậy điều chỉnh lối sống có vai trò quyết định đến việc điều trị. Việc sử dụng các thảo dược hỗ trợ điều trị là điều rất nên làm.
Các dược liệu kinh điển như Mướp đắng, Nhàu, Tri mẫu, Sinh địa, Kỷ tử, Dây Thìa canh đã được sử dụng từ lâu cho bệnh nhân tiểu đường; Dầu tỏi tía, Ngưu tất rất tốt cho trường hợp mỡ máu, gan nhiễm mỡ; Lá sen, Hoa hòe, Câu đằng hạ huyết áp… tuy nhiên do tác dụng còn hạn chế nên chỉ nên dùng như một liệu pháp phối hợp nhằm giảm sự tiến triển của bệnh và hạn chế các biến chứng. Với những trường hợp mắc cùng lúc các bệnh trên nhất thiết phải dùng thêm các dược liệu phối hợp cùng phác đồ điều trị tân dược hàng ngày nhằm phòng ngừa biến chứng và kiểm soát bệnh tốt hơn.
Gần đây, các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến một cây thuốc có tên gọi Giảo cổ lam (GCL) (một cây thuốc quý được ghi trong sách cổ). Đây là cây thuốc đặc biệt vì có tác dụng hạ đường huyết trên thực nghiệm mạnh đồng thời làm hạ mỡ máu và ổn định huyết áp, vấn đề rất quan trọng trong điều trị tiểu đường. Các nghiên cứu tại Viện Hàn lâm khoa học Thụy Điển lần đầu tiên đã tìm thấy một hoạt chất mới trong GCL có tác dụng kích thích tuỵ tiết insulin và làm tăng khả năng dung nạp insulin từ tế bào.
Chất này sau đó được đặt tên là Phanosid và công trình khoa học ý nghĩa này được đăng tải trên tạp chí PHYTOCHEMY, tạp chí uy tín hàng đầu thế giới về hợp chất tự nhiên. Điều này đã làm sáng tỏ khả năng hạ đường huyết mạnh của cây GCL trên thực nghiệm cũng như trên lâm sàng. Các nghiên cứu ở Nhật, Thụy Điển, Đức cũng đã chứng minh GCL có tác dụng hạ đường huyết, hạ mỡ trong máu. Các nhà khoa học cũng tìm thấy hơn 100 loại chất saponin trong cây GCL.
Saponin trong GCL có tác dụng nhũ hóa mạnh giống như xà phòng, giúp đánh tan các chất mỡ bám trên thành mạch máu và làm trơn láng thành mạch, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể do vậy giúp ổn định huyết áp.