Cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad, 92 tuổi, người tiền nhiệm và cũng là đồng minh lâu năm của ông Razak trong đảng cầm quyền UMNO (Tổ chức Đoàn kết dân tộc Malay, đảng chủ chốt trong Liên minh cầm quyền Mặt trận dân tộc-BN) đã từ bỏ cả UMNO và BN. Ông Mahathir đã thành lập đảng riêng Bersatu, liên minh với đảng Pakatan Harapan trở thành lực lượng đối lập lớn nhất Malaysia, thách thức BN.
Cuộc tổng tuyển cử năm 2008, “cơn sóng thần” xảy ra khi lần đầu tiên trong 50 năm cầm quyền, BN đã mất 2/3 số ghế trong Quốc hội - một mất mát cho tới nay vẫn chưa phục hồi. Giờ đây, dự báo một cơn sóng thần khác đe dọa BN. Đương kim Thủ tướng Najib Razak nắm quyền từ năm 2009, ban đầu được cho là đảm bảo một chiến thắng dễ dàng trong cuộc bầu cử. Nhưng trong vài tuần qua, khoảng cách của UMNO nói riêng và BN nói chung với lực lượng đối lập Pakatan Harapan đang ngắn dần, ngay cả ở vùng nông thôn vốn từ lâu là thành trì của liên minh cầm quyền BN.
Ông Razak cũng phải đối mặt với những lời chỉ trích ngày càng tăng từ nội bộ đảng, phần lớn tập trung vào vai trò của Thủ tướng Razak trong vụ bê bối 1MDB với 2,6 tỷ USD từ một quỹ chính phủ mà ông giám sát. Quỹ này bị cáo buộc chi sai và biển thủ, trong đó 681 triệu USD bị cáo buộc đã nằm trong tài khoản ngân hàng của ông Razak. Cho đến nay, Thủ tướng Razak vẫn bác bỏ các cáo buộc này.
Quay trở lại với “đấu trường chính trị” ở tuổi 92, ông Mahathir đã thuyết phục cử tri rằng đảng Pakatan Harapan dưới sự chỉ huy của ông có thể mang lại sự thay đổi thực sự cho Malaysia sau hơn 60 năm dưới sự điều hành của BN, đặc biệt diệt trừ nạn tham nhũng. Theo các nhà phân tích, nhiều khả năng Thủ tướng Razak sẽ tiếp tục cầm quyền nhưng BN sẽ bị thu hẹp số ghế. Nếu BN giành chưa tới 130 ghế trong tổng số 222 ghế Quốc hội (BN hiện đang nắm giữ 133), thì ông Razak có khả năng phải đối mặt với một thách thức lãnh đạo sau bầu cử.
Tuy nhiên, trong số các nông dân Malaysia ở các bang như Sabah và Sarawak - chiếm 60% diện tích của Malaysia, vẫn còn sự trung thành rất lớn với Thủ tướng Razak khi nơi đây nhận được các khoản trợ cấp hào phóng.
Phát biểu trước các cử tri, Thủ tướng Najib Razak cảnh báo: “Thay đổi chưa chắc sẽ làm cho mọi thứ tốt hơn”. Ông Razak dẫn ví dụ cuộc cách mạng Mùa Xuân Arab đã quét Trung Đông và Bắc Phi. “Mùa Xuân Arab được biết đến với sức mạnh của những người đã lật đổ chế độ mà họ nghĩ là chế độ độc tài. Nhưng điều gì đã xảy ra với các nước như Ai Cập, Tunisia và Libya? ”, ông Najib Razak nói. Theo ông, những nước này đã bị hủy hoại. “Bởi vì cái gì? Bởi vì giới trẻ tin vào sự thay đổi, nhưng không biết nên đi đường nào”, ông Razak tuyên bố. Đối với Thủ tướng Razak, chỉ có một hướng cho Malaysia để tiến lên phía trước và đó là một nhiệm kỳ 5 năm nữa với BN. Ông Razak thuyết phục người dân rằng: “Chúng ta có thể biến đổi đất nước mà không thay đổi ban lãnh đạo”.
Cuộc tổng tuyển cử năm 2008, “cơn sóng thần” xảy ra khi lần đầu tiên trong 50 năm cầm quyền, BN đã mất 2/3 số ghế trong Quốc hội - một mất mát cho tới nay vẫn chưa phục hồi. Giờ đây, dự báo một cơn sóng thần khác đe dọa BN. Đương kim Thủ tướng Najib Razak nắm quyền từ năm 2009, ban đầu được cho là đảm bảo một chiến thắng dễ dàng trong cuộc bầu cử. Nhưng trong vài tuần qua, khoảng cách của UMNO nói riêng và BN nói chung với lực lượng đối lập Pakatan Harapan đang ngắn dần, ngay cả ở vùng nông thôn vốn từ lâu là thành trì của liên minh cầm quyền BN.
Ông Razak cũng phải đối mặt với những lời chỉ trích ngày càng tăng từ nội bộ đảng, phần lớn tập trung vào vai trò của Thủ tướng Razak trong vụ bê bối 1MDB với 2,6 tỷ USD từ một quỹ chính phủ mà ông giám sát. Quỹ này bị cáo buộc chi sai và biển thủ, trong đó 681 triệu USD bị cáo buộc đã nằm trong tài khoản ngân hàng của ông Razak. Cho đến nay, Thủ tướng Razak vẫn bác bỏ các cáo buộc này.
Quay trở lại với “đấu trường chính trị” ở tuổi 92, ông Mahathir đã thuyết phục cử tri rằng đảng Pakatan Harapan dưới sự chỉ huy của ông có thể mang lại sự thay đổi thực sự cho Malaysia sau hơn 60 năm dưới sự điều hành của BN, đặc biệt diệt trừ nạn tham nhũng. Theo các nhà phân tích, nhiều khả năng Thủ tướng Razak sẽ tiếp tục cầm quyền nhưng BN sẽ bị thu hẹp số ghế. Nếu BN giành chưa tới 130 ghế trong tổng số 222 ghế Quốc hội (BN hiện đang nắm giữ 133), thì ông Razak có khả năng phải đối mặt với một thách thức lãnh đạo sau bầu cử.
Tuy nhiên, trong số các nông dân Malaysia ở các bang như Sabah và Sarawak - chiếm 60% diện tích của Malaysia, vẫn còn sự trung thành rất lớn với Thủ tướng Razak khi nơi đây nhận được các khoản trợ cấp hào phóng.
Phát biểu trước các cử tri, Thủ tướng Najib Razak cảnh báo: “Thay đổi chưa chắc sẽ làm cho mọi thứ tốt hơn”. Ông Razak dẫn ví dụ cuộc cách mạng Mùa Xuân Arab đã quét Trung Đông và Bắc Phi. “Mùa Xuân Arab được biết đến với sức mạnh của những người đã lật đổ chế độ mà họ nghĩ là chế độ độc tài. Nhưng điều gì đã xảy ra với các nước như Ai Cập, Tunisia và Libya? ”, ông Najib Razak nói. Theo ông, những nước này đã bị hủy hoại. “Bởi vì cái gì? Bởi vì giới trẻ tin vào sự thay đổi, nhưng không biết nên đi đường nào”, ông Razak tuyên bố. Đối với Thủ tướng Razak, chỉ có một hướng cho Malaysia để tiến lên phía trước và đó là một nhiệm kỳ 5 năm nữa với BN. Ông Razak thuyết phục người dân rằng: “Chúng ta có thể biến đổi đất nước mà không thay đổi ban lãnh đạo”.