Chuyện rải tiền ở đền chùa, miếu mạo, di tích danh thắng mỗi dịp lễ hội nhiều năm nay đã thành vấn nạn, là chuyện “biết rồi, nói mãi”. Dù các cơ quan quản lý có văn bản chấn chỉnh, nhắc nhở, thậm chí đưa ra nhiều biện pháp mạnh (như: ngừng in mới tiền mệnh giá dưới 5.000 đồng; cấm các hoạt động buôn bán, đổi tiền lẻ tại đền chùa; tuyên truyền để người dân không để tiền bừa bãi…) nhưng buồn thay nạn rải tiền vẫn tiếp diễn.
Đầu năm mới là dịp người dân đến đền, chùa cầu an, mong cho một năm mới tốt lành và việc đặt tiền công đức, “giọt dầu” là một nét đẹp văn hóa từ nhiều đời nay, mang ý nghĩa đóng góp vào công tác tu bổ, tôn tạo di tích hoặc thực hiện các hoạt động từ thiện. Theo TS Nguyễn Quốc Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo, tục lệ này không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới cũng duy trì. Ở phương Tây, người dân một số nơi cũng sử dụng tiền lẻ, tiền xu giống ở khía cạnh mang tính che chở, cầu may… song tuyệt nhiên không có ai rải tiền, nhét tiền vào tay Phật, nó giống như đang “mua chuộc thần linh”.
Nhưng thực tế, chùa Hương mỗi năm gánh đến cả ngàn tải tiền lẻ của du khách; đền Trần trong thời khắc rước kiệu thì có hàng đợt tiền lẻ ném vào kiệu ấn… Chưa kể đến việc suốt tháng Giêng, từ con ngựa gỗ trong đền, bàn thờ đến hậu cung, nghê đá luôn giắt sẵn tiền lẻ của người dân. Hàng chục pho tượng Phật chùa Bái Đính hay chùa Đồng trên non thiêng Yên Tử cũng nhẵn bóng vì bị xoa, mài tiền lấy khước.
Đầu năm mới là dịp người dân đến đền, chùa cầu an, mong cho một năm mới tốt lành và việc đặt tiền công đức, “giọt dầu” là một nét đẹp văn hóa từ nhiều đời nay, mang ý nghĩa đóng góp vào công tác tu bổ, tôn tạo di tích hoặc thực hiện các hoạt động từ thiện. Theo TS Nguyễn Quốc Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo, tục lệ này không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới cũng duy trì. Ở phương Tây, người dân một số nơi cũng sử dụng tiền lẻ, tiền xu giống ở khía cạnh mang tính che chở, cầu may… song tuyệt nhiên không có ai rải tiền, nhét tiền vào tay Phật, nó giống như đang “mua chuộc thần linh”.
Nhưng thực tế, chùa Hương mỗi năm gánh đến cả ngàn tải tiền lẻ của du khách; đền Trần trong thời khắc rước kiệu thì có hàng đợt tiền lẻ ném vào kiệu ấn… Chưa kể đến việc suốt tháng Giêng, từ con ngựa gỗ trong đền, bàn thờ đến hậu cung, nghê đá luôn giắt sẵn tiền lẻ của người dân. Hàng chục pho tượng Phật chùa Bái Đính hay chùa Đồng trên non thiêng Yên Tử cũng nhẵn bóng vì bị xoa, mài tiền lấy khước.
Cũng không phải bỗng dưng mà Ban quản lý di tích đền Hùng đã phải thiết lập một tấm lưới sắt ở giếng Ngọc để ngăn chặn tình trạng người dân vứt tiền lẻ xuống giếng cầu may. Tuy nhiên suốt nhiều năm qua, tình trạng để tiền lẻ bừa bãi vẫn không thể ngăn chặn.
Hành vi ấy không chỉ khiến hình ảnh chốn tâm linh bị hoen ố mà còn là dấu hiệu của sự biến tướng về văn hóa. Người đi lễ đền chùa đầu năm là đang tham dự vào những hoạt động văn hóa, sự thể hiện tiếp nối của truyền thống tốt đẹp, yêu quý tự nhiên, trọng đạo lý. Theo phân tích của một số nhà nghiên cứu văn hóa, nguyên nhân thực trạng trên là do sự thiếu hụt vốn tri thức về văn hóa lễ hội, văn hóa tín ngưỡng. Điều đó đã dẫn đến hệ lụy nhiều thứ đã mất đi, trong đó nguy hiểm nhất chính là hành vi ứng xử của con người khi đến với lễ hội, làm sai lệch hình ảnh của các bậc tôn kính. Nhiều người đi lễ nhưng không biết rằng, đến chùa không được đốt vàng mã, không mang đồ ăn mặn. Đặc biệt, việc rải tiền hay nhét tiền vào tay tượng… khác gì hành vi “mua chuộc, hối lộ” thánh thần. Đó là điều tối kỵ và sai giáo lý nhà Phật.
Nhiều chức sắc tôn giáo cũng phải lên tiếng khẳng định việc nhét tiền vào tay Phật là không đúng hay hiểu cách khác là bất kính, hủy hoại tượng bằng hình thức mê tín của người dân. Cần hiểu sâu xa vấn đề tiền “giọt dầu”, công đức là để tu bổ nơi thờ tự chứ không phải là “hối lộ” thần thánh. Cho dù mệnh giá tiền lớn hay nhỏ đều xuất phát từ tấm lòng của người đi lễ, không cần đặt tiền hay giắt tiền khắp chùa mà cầu gì được nấy. Điều cốt lõi vẫn nằm ở tấm lòng thành kính.
Vì vậy, bên cạnh việc tăng cường các chế tài xử phạt mạnh, đủ sức răn đe đối với cả người thực hành cũng như người quản lý các cơ sở văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng thì cần đẩy mạnh tuyên truyền, bù đắp sự thiếu hụt về chuẩn mực đạo đức, để những hành vi phản cảm, mê tín này bị đẩy lùi.
Hành vi ấy không chỉ khiến hình ảnh chốn tâm linh bị hoen ố mà còn là dấu hiệu của sự biến tướng về văn hóa. Người đi lễ đền chùa đầu năm là đang tham dự vào những hoạt động văn hóa, sự thể hiện tiếp nối của truyền thống tốt đẹp, yêu quý tự nhiên, trọng đạo lý. Theo phân tích của một số nhà nghiên cứu văn hóa, nguyên nhân thực trạng trên là do sự thiếu hụt vốn tri thức về văn hóa lễ hội, văn hóa tín ngưỡng. Điều đó đã dẫn đến hệ lụy nhiều thứ đã mất đi, trong đó nguy hiểm nhất chính là hành vi ứng xử của con người khi đến với lễ hội, làm sai lệch hình ảnh của các bậc tôn kính. Nhiều người đi lễ nhưng không biết rằng, đến chùa không được đốt vàng mã, không mang đồ ăn mặn. Đặc biệt, việc rải tiền hay nhét tiền vào tay tượng… khác gì hành vi “mua chuộc, hối lộ” thánh thần. Đó là điều tối kỵ và sai giáo lý nhà Phật.
Nhiều chức sắc tôn giáo cũng phải lên tiếng khẳng định việc nhét tiền vào tay Phật là không đúng hay hiểu cách khác là bất kính, hủy hoại tượng bằng hình thức mê tín của người dân. Cần hiểu sâu xa vấn đề tiền “giọt dầu”, công đức là để tu bổ nơi thờ tự chứ không phải là “hối lộ” thần thánh. Cho dù mệnh giá tiền lớn hay nhỏ đều xuất phát từ tấm lòng của người đi lễ, không cần đặt tiền hay giắt tiền khắp chùa mà cầu gì được nấy. Điều cốt lõi vẫn nằm ở tấm lòng thành kính.
Vì vậy, bên cạnh việc tăng cường các chế tài xử phạt mạnh, đủ sức răn đe đối với cả người thực hành cũng như người quản lý các cơ sở văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng thì cần đẩy mạnh tuyên truyền, bù đắp sự thiếu hụt về chuẩn mực đạo đức, để những hành vi phản cảm, mê tín này bị đẩy lùi.