Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TPHCM, Ban Quản lý đầu tư xây dựng khu đô thị Tây Bắc (huyện Củ Chi), Thanh tra Sở Xây dựng và mới đây là Sở Tài nguyên - Môi trường đã nhanh chóng phát giác việc Alibaba huy động vốn trái luật, đồng thời cảnh báo người tiêu dùng tránh rơi vào bẫy.
Trở lại vụ việc, Alibaba dựa vào đâu huy động vốn của khách hàng? Đầu tiên là căn cứ vào buổi làm việc vào đầu tháng này của lãnh đạo Alibaba với Ban Quản lý đầu tư xây dựng khu đô thị Tây Bắc để xin đầu tư vào khu vực VIII-3, diện tích 97,58ha. Từ đó, Alibaba họa lên hình ảnh, phân lô nền đất, kèm theo hàng loạt thông tin về dự án với những lời lẽ hết sức có cánh… khiến bất kỳ ai khi nhìn vào cũng dễ nhầm lẫn là dự án có thật, có chủ. Thông tin đó tiếp tục được tung lên mạng, kết hợp sử dụng nhân viên kinh doanh của công ty giới thiệu chào mời khắp nơi. Nhưng có lẽ, điều gây chú ý nhất so với một số dự án mà Alibaba đã mở bán trước đây là sự “cam kết mua lại lợi nhuận 28%/12 tháng trên số tiền đầu tư của khách hàng vào dự án”.
Trở lại vụ việc, Alibaba dựa vào đâu huy động vốn của khách hàng? Đầu tiên là căn cứ vào buổi làm việc vào đầu tháng này của lãnh đạo Alibaba với Ban Quản lý đầu tư xây dựng khu đô thị Tây Bắc để xin đầu tư vào khu vực VIII-3, diện tích 97,58ha. Từ đó, Alibaba họa lên hình ảnh, phân lô nền đất, kèm theo hàng loạt thông tin về dự án với những lời lẽ hết sức có cánh… khiến bất kỳ ai khi nhìn vào cũng dễ nhầm lẫn là dự án có thật, có chủ. Thông tin đó tiếp tục được tung lên mạng, kết hợp sử dụng nhân viên kinh doanh của công ty giới thiệu chào mời khắp nơi. Nhưng có lẽ, điều gây chú ý nhất so với một số dự án mà Alibaba đã mở bán trước đây là sự “cam kết mua lại lợi nhuận 28%/12 tháng trên số tiền đầu tư của khách hàng vào dự án”.
Rõ ràng, đó là miếng mồi quá béo bở (mua nền đất chờ sinh lời, còn không thì bán lại cho chính chủ đầu tư để thu về khoản lợi nhuận kếch xù), hơn hết thảy các nơi đầu tư khác, kể cả gửi ngân hàng, mua nhà cho thuê, cũng như kinh doanh buôn bán. Cần nói thêm, với khoản lợi 28%/năm là nỗi thèm thuồng của tất cả cộng đồng doanh nghiệp, kể cả các tập đoàn kinh tế lớn có doanh thu vài chục ngàn tỷ đồng mỗi năm! Điều đó cho thấy, công bố dự án BĐS chỉ là cái cớ; chủ yếu Alibaba muốn đánh vào lòng tham của người mua khi tiếp cận dự án này.
Điều đáng nói là trách nhiệm của các cơ quan chức năng quản lý thị trường BĐS, tại sao để lọt lưới “con vịt trời” hài hước như thế mà không hề hay biết? Sự thật Alibaba đã thu bao nhiêu tiền từ khách hàng chỉ được biết sau khi có kết luận của các cơ quan chức năng.
Lật ngược lại “lịch sử” của thị trường BĐS, những chuyện này không mới. Dường như cho tới thời điểm này, cơ quan quản lý nhà nước chưa chủ động “bắt giò” một dự án nào mở bán không đúng luật. Sự việc chỉ được phát giác khi báo chí vào cuộc hoặc sự việc “đổ bể” vì khách hàng vác đơn kiện tụng khắp nơi. Luật pháp về kinh doanh BĐS quy định khá chặt chẽ, một dự án được đưa vào kinh doanh phải đáp ứng đủ điều kiện.
Đó là, dự án phải hoàn tất giải phóng mặt bằng, nộp tiền sử dụng đất và có sổ đỏ, được duyệt quy hoạch 1/500, làm xong hạ tầng và được nghiệm thu, được bảo lãnh của ngân hàng, có văn bản của Sở Xây dựng xác nhận đủ điều kiện để được huy động vốn bán nền nhà hình thành trong tương lai. Sở Xây dựng thường xuyên công bố các dự án “đủ điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai”, song trên thực tế con số dự án mở bán ngoài thị trường không được xác nhận của cơ quan này cũng không ít. Trước đây, Sở Tài nguyên - Môi trường chỉ một lần công bố danh sách các dự án thế chấp ngân hàng, rồi từ đó đến nay hơn một năm trôi qua, chưa công bố thêm một lần nào mặc dù các dự án vẫn mở bán rần rần…
Hướng đến thị trường BĐS phát triển bền vững, tránh thiệt thòi cho người mua và lùm xùm cho xã hội thì sự minh bạch phải đặt lên hàng đầu. Tất nhiên, ngoài việc kêu gọi sự tỉnh táo của người mua thì các cơ quan chức năng phải công bố “lý lịch” các dự án mở bán theo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt phải thường xuyên cập nhật các dự án không đủ điều kiện mở bán; đồng thời tiến hành xử phạt mạnh những chủ đầu tư làm ăn gian dối, thiếu chất lượng… Có như thế chuyện bán “vịt trời” mới không còn đất sống!
Điều đáng nói là trách nhiệm của các cơ quan chức năng quản lý thị trường BĐS, tại sao để lọt lưới “con vịt trời” hài hước như thế mà không hề hay biết? Sự thật Alibaba đã thu bao nhiêu tiền từ khách hàng chỉ được biết sau khi có kết luận của các cơ quan chức năng.
Lật ngược lại “lịch sử” của thị trường BĐS, những chuyện này không mới. Dường như cho tới thời điểm này, cơ quan quản lý nhà nước chưa chủ động “bắt giò” một dự án nào mở bán không đúng luật. Sự việc chỉ được phát giác khi báo chí vào cuộc hoặc sự việc “đổ bể” vì khách hàng vác đơn kiện tụng khắp nơi. Luật pháp về kinh doanh BĐS quy định khá chặt chẽ, một dự án được đưa vào kinh doanh phải đáp ứng đủ điều kiện.
Đó là, dự án phải hoàn tất giải phóng mặt bằng, nộp tiền sử dụng đất và có sổ đỏ, được duyệt quy hoạch 1/500, làm xong hạ tầng và được nghiệm thu, được bảo lãnh của ngân hàng, có văn bản của Sở Xây dựng xác nhận đủ điều kiện để được huy động vốn bán nền nhà hình thành trong tương lai. Sở Xây dựng thường xuyên công bố các dự án “đủ điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai”, song trên thực tế con số dự án mở bán ngoài thị trường không được xác nhận của cơ quan này cũng không ít. Trước đây, Sở Tài nguyên - Môi trường chỉ một lần công bố danh sách các dự án thế chấp ngân hàng, rồi từ đó đến nay hơn một năm trôi qua, chưa công bố thêm một lần nào mặc dù các dự án vẫn mở bán rần rần…
Hướng đến thị trường BĐS phát triển bền vững, tránh thiệt thòi cho người mua và lùm xùm cho xã hội thì sự minh bạch phải đặt lên hàng đầu. Tất nhiên, ngoài việc kêu gọi sự tỉnh táo của người mua thì các cơ quan chức năng phải công bố “lý lịch” các dự án mở bán theo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt phải thường xuyên cập nhật các dự án không đủ điều kiện mở bán; đồng thời tiến hành xử phạt mạnh những chủ đầu tư làm ăn gian dối, thiếu chất lượng… Có như thế chuyện bán “vịt trời” mới không còn đất sống!