Đốt hầm Thủ Thiêm số 2 đã thông với đốt số 1

(SGGP). – Theo kế hoạch, 9 giờ sáng 6-4, nhà thầu Obayashi Nhật Bản - đơn vị xây hầm Thủ Thiêm mới chính thức tiến hành công đoạn dìm đốt hầm số 2 nặng 27.000 tấn. Tuy nhiên, đúng 7 giờ, đốt hầm được nhà thầu cho dìm từ từ xuống mặt nước, tốc độ chìm xuống đáy sông nhanh hơn đốt số 1 trước sự chứng kiến và theo dõi của hàng chục nhà khoa học, nghiên cứu sinh của các trường đại học trên địa bàn TPHCM.

(SGGP). – Theo kế hoạch, 9 giờ sáng 6-4, nhà thầu Obayashi Nhật Bản - đơn vị xây hầm Thủ Thiêm mới chính thức tiến hành công đoạn dìm đốt hầm số 2 nặng 27.000 tấn. Tuy nhiên, đúng 7 giờ, đốt hầm được nhà thầu cho dìm từ từ xuống mặt nước, tốc độ chìm xuống đáy sông nhanh hơn đốt số 1 trước sự chứng kiến và theo dõi của hàng chục nhà khoa học, nghiên cứu sinh của các trường đại học trên địa bàn TPHCM.
 
Quá trình dìm được thực hiện thông qua việc điều khiển hệ thống bơm nước, tời kéo kết hợp với các thợ lặn để cân chỉnh đốt hầm vào đúng vị trí đã định vị chỉ hơn 7 tiếng đồng hồ, nhanh hơn đốt 1 khoảng 5 tiếng. Sở dĩ việc dìm diễn ra nhanh hơn là do mực nước và tốc độ dòng chảy rất thuận lợi và những kinh nghiệm từ việc dìm đốt hầm số 1.

Theo ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ Đông - Tây, đốt hầm đã được các kỹ sư tiến hành cân chỉnh, định vị đúng tim vị trí. Đốt hầm sau khi được định vị sẽ được bơm thêm nước vào bên trong cho đủ nặng để hầm chìm xuống đúng vị trí. Khi nóc hầm chìm hẳn nhà thầu sẽ kéo đốt hầm về phía hầm dẫn Thủ Thiêm để đấu nối với đốt hầm số 1.

Do việc dìm đốt hầm số 2 nằm ở giữa sông Sài Gòn có dòng chảy mạnh nên khi dìm được 3m thì các thợ lặn sẽ phải kiểm tra liên tục độ nghiêng, độ dốc và độ thẳng của hầm. Khi đốt hầm số 2 dìm còn cách 0,6m so với miệng đốt hầm số 1, nhà thầu sẽ sử dụng kích thủy lực để kéo hỗ trợ. Đốt hầm số 2 sẽ được đấu nối với đốt hầm số 1 bằng một roan cao su Gina (loại cao su tổng hợp chống được độ nén và độ thấm nước).
 
Bên trong đốt hầm chia làm 2 ngăn, mỗi ngăn có 8 bể chứa nước cùng hệ thống bơm tự động. Do đó, việc rút nước thực hiện lần lượt từng bể một, bên cạnh việc hút nước ra ngoài, đơn vị thi công sẽ bơm một lượng bê tông tương ứng vào bên trong đáy hầm, để giữ thăng bằng đốt hầm không bị nổi lên mặt nước.

Lượng bê tông được bơm vào chính là mặt đường trong hầm cho xe lưu thông sau khi hầm hoàn thiện. Tiếp đó, hai bên hầm được chèn một lớp đá, còn trên nóc hầm được gia cố thêm một lớp cát khoảng 1m và lớp đất đắp dày 2m.
 
Lúc 18 giờ cùng ngày đốt hầm số 2 đã nối kết và mở cửa nối thông với đốt hầm số 1. 

Q. HÙNG

Tin cùng chuyên mục