Mừng kỷ lục, lo giá trị

Theo Bộ NN-PTNT, năm 2012 Việt Nam xuất khẩu gạo đạt 8,1 triệu tấn, với giá trị 3,7 tỷ USD, tăng 13,9% về lượng và 2,1% về giá trị so cùng kỳ năm 2011. Có thể thấy, mức xuất khẩu gạo cả năm là một điểm sáng, một niềm vui chung cho cả nước, trước hết là những người nông dân trồng lúa. Bởi lẽ, thành quả này không chỉ ghi dấu lần đầu tiên Việt Nam vượt qua Thái Lan về xuất khẩu gạo, mà còn góp phần cải thiện đời sống nông hộ. Xét về lượng xuất khẩu, con số trên 8 triệu tấn là thành quả của toàn ngành nông nghiệp nước nhà.

Theo Bộ NN-PTNT, năm 2012 Việt Nam xuất khẩu gạo đạt 8,1 triệu tấn, với giá trị 3,7 tỷ USD, tăng 13,9% về lượng và 2,1% về giá trị so cùng kỳ năm 2011. Có thể thấy, mức xuất khẩu gạo cả năm là một điểm sáng, một niềm vui chung cho cả nước, trước hết là những người nông dân trồng lúa. Bởi lẽ, thành quả này không chỉ ghi dấu lần đầu tiên Việt Nam vượt qua Thái Lan về xuất khẩu gạo, mà còn góp phần cải thiện đời sống nông hộ. Xét về lượng xuất khẩu, con số trên 8 triệu tấn là thành quả của toàn ngành nông nghiệp nước nhà.

Niềm vui từ kết quả xuất khẩu gạo năm 2012 không chỉ ở con số ấn tượng mà còn là sự đóng góp quan trọng vào việc góp phần cải thiện cán cân thương mại nhờ giá trị kim ngạch mang về cho quốc gia 3,7 tỷ USD. Theo Bộ NN-PTNT, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp năm 2012 ước đạt 27,5 tỷ USD, tăng 9,7%, thặng dư thương mại trên 9,2 tỷ USD, góp phần giảm nhập siêu.

Theo GS Võ Tòng Xuân, kết quả trên còn nhờ ngành khoa học nông nghiệp đã và đang nghiên cứu để cung cấp cho nông dân giống mới, năng suất cao, ngắn ngày, kháng rầy nâu, và những biện pháp canh tác hiện đại từ bón phân, bảo vệ thực vật, tưới tiêu khoa học, cho đến những kỹ thuật sau thu hoạch và chế biến... Cùng với đó, những năm qua, nhiều mô hình sản xuất lúa gạo được áp dụng có hiệu quả cao, đơn cử mô hình “cánh đồng mẫu lớn” đầu tiên ở An Giang với diện tích 200 ha của vụ hè thu năm 2007, đến vụ đông xuân 2010 - 2011 tăng lên trên 1.000ha, cho năng suất 7,5 - 8 tấn/ha, đặc biệt có hộ đạt tới 9 tấn/ha, sau đó nhân rộng ra cả nước. Nông dân trong “cánh đồng mẫu lớn” lãi hơn 150% so với phương thức canh tác trên cánh đồng nhỏ.

Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, ngành nông nghiệp nước ta nói chung, xuất khẩu gạo nói riêng vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn ở phía trước. Nếu như năm 2012 chúng ta xuất khẩu gạo đạt kỷ lục 8,1 triệu tấn về lượng, nhưng giá trị lại giảm so với năm 2011. Hiện giá gạo tiếp tục có xu hướng giảm so với đầu năm. Giá gạo xuất khẩu bình quân đạt 457 USD/tấn, giảm 10,4%. Từ giữa tháng 11-2012, Bộ NN-PTNT đã dự báo năm 2013 xuất khẩu gạo sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do nguồn cung dồi dào, nhu cầu sụt giảm, đồng thời có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nguồn cung (Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan và Myanmar). Hiện các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang trong tình trạng thiếu hợp đồng gối đầu trong quý 1-2013.

Cùng với khó khăn từ bên ngoài, bản thân nội tại nền sản xuất cung ứng lúa gạo trong nước cũng còn nhiều rào cản. Đó là sản xuất còn manh mún, phân phối lợi nhuận lúa gạo chưa công bằng, mô hình “cánh đồng mẫu lớn” hướng đi chưa rõ, các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư, thu mua, chế biến và tiêu thụ lúa gạo, ảnh hưởng tới chuỗi giá trị hàng hóa của hệ thống sản xuất lúa gạo. Hơn thế, gạo Việt Nam xuất khẩu vẫn chưa có thương hiệu mạnh, chất lượng cũng chưa ổn định. Nông dân trồng lúa luôn chịu rủi ro, thiệt thòi. Thậm chí có lúc giá gạo quốc tế tăng cao, nhưng nông dân bắt buộc phải bán giá thấp.

Rõ ràng, trong nông nghiệp lâu nay mới chỉ phát triển những gì chúng ta sẵn có, như đất đai, nước, tài nguyên và lao động. Để phát triển theo chiều sâu, phải xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư khoa học công nghệ; phải thu hút lao động có chất xám, tăng cường khả năng quản lý thì nông nghiệp Việt Nam sẽ tạo ra được bước đột phá mới

Hàm Luông

Tin cùng chuyên mục