Muốn làm cây tre… trung hiếu chốn này!

Năm 1983, trước khi Đại hội III, đoàn nhà văn TPHCM vào Lăng viếng Bác. Nhà thơ - nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền (1941-1997) nói với chúng tôi “Về với Bác, mình như được tắm trong giai điệu “Viếng Lăng Bác”. Nhạc sĩ Hoàng Hiệp tài thật”.
Muốn làm cây tre… trung hiếu chốn này!

Năm 1983, trước khi Đại hội III, đoàn nhà văn TPHCM vào Lăng viếng Bác. Nhà thơ - nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền (1941-1997) nói với chúng tôi “Về với Bác, mình như được tắm trong giai điệu “Viếng Lăng Bác”. Nhạc sĩ Hoàng Hiệp tài thật”.

Nhạc sĩ Hoàng Hiệp kể: “Năm 1976, chúng tôi ra Hà Nội họp và viếng Lăng Bác. Lúc về ai cũng rất xúc động, tự hứa sẽ làm điều gì đó. Anh Viễn Phương sáng tác bài thơ “Viếng Lăng Bác” và 2 tháng sau tôi phổ bài thơ thành bài hát”. Ca khúc này nằm trong chùm ca khúc nhạc sĩ Hoàng Hiệp nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT.

Diệp Minh Tuyền, với tư cách nhà thơ, khen giai điệu bài hát “Viếng Lăng Bác” là có lý. Và Hoàng Hiệp khen bài thơ hay của Viễn Phương, mà phổ nhạc cũng có lý. Ở điểm chung nhất, các nhà thơ, nhạc sĩ gặp nhau. Và công chúng có một sáng tác hay! Thậm chí người ta còn cho rằng, đối với đồng bào Nam bộ, “Viếng Lăng Bác” là một trong những bài thơ hay nhất và là một trong những bài hát hay nhất của họ. Bởi vì miền Nam “Thành đồng Tổ quốc” “miền Nam đi trước về sau”…

Ảnh: T.L.

Ảnh: T.L.

Bài thơ của Viễn Phương là lời tự sự ân tình, nói như nhà văn Mai Văn Tạo “Thơ Viễn Phương thì thầm, nền nã, bâng khuâng, day dứt… Hình ảnh nào trong cuộc sống anh cũng tìm thấy chất thơ”. Viễn Phương kể chuyện về thăm Bác. Trình tự nhưng không dài dòng. Cho dù nhà thơ kể chuyện từ đi, thấy, nghe, nghĩ… Bài thơ chỉ có 4 đoạn có 2 khổ 5 câu. Đi - “Con ở miền Nam ra thăm Lăng Bác”… Thấy - “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát...” Thấy - “một mặt trời trong Lăng rất đỏ…” Nghe - “mà sao nghe nhói ở trong tim”. Và nhà thơ lại trở về quê mà rạo rực, thôi thúc. Nhà thơ hứa qua mong muốn “Muốn làm con chim ca hát quanh Lăng/muốn làm bông hoa hương tỏa đâu đây/Muốn làm…”

Bài thơ thuộc thể tự do - cổ điển, có 18 câu, 4 khổ, 141 chữ, nghĩa là một bài thơ ngắn. Viễn Phương chỉ giản dị kể về cảm xúc chân thật thành kính của lòng mình. Có xót xa, nuối tiếc, có bùi ngùi nhớ thương, có thành kính tự hào, có tiếng khóc nụ cười, có giận hờn và yêu thương… Và có lời hứa quyết tâm! Chúng tôi chú ý ở bài thơ này, Viễn Phương dùng hình tượng “tre” tới 3 lần. Lần thứ nhất, tre là tre thật: “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”; lần thứ 2 tre có tính phổ biến: “Ôi hàng tre, xanh xanh Việt Nam” và là thứ 3 là tre biểu tượng: “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”. Trong 141 câu thơ của bài thơ “Viếng Lăng Bác”, Viễn Phương có tới 3 câu thơ về tre. Đó là một tỷ lệ đáng kể. Điều đó cho thấy Viễn Phương có một phát hiện  thú vị và cũng là lời tự nguyện ngợi ca…

Bài thơ và bài hát “Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương-Hoàng Hiệp có sức sống mãnh liệt. Minh chứng cho sự anh hùng cao cả của Bác Hồ, cho lòng yêu nước nồng nàn Việt Nam, cho sự hòa quyện nhuần nhuyễn, hài hòa giữa thơ và nhạc…

VŨ ÂN THY

Tin cùng chuyên mục