Nâng cao hiệu quả phòng chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp

Sáng 18-9, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đã tổ chức phiên họp thứ 22, cho ý kiến về Đề án thực trạng và giải pháp phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương chủ trì phiên họp.
Nâng cao hiệu quả phòng chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp

Sáng 18-9, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đã tổ chức phiên họp thứ 22, cho ý kiến về Đề án thực trạng và giải pháp phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương chủ trì phiên họp.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chủ trì phiên họp lần thứ 22 Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương

Tại phiên họp, đại diện Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Quân ủy Trung ương đã trình bày Tờ trình về các đề án: “Thực trạng và giải pháp phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp của tòa án”; “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực xảy ra trong các cơ quan, đơn vị thuộc ngành kiểm sát khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”; “Thực trạng và giải pháp phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp trong quân đội”.

Qua thảo luận, các thành viên Ban Chỉ đạo cho rằng, các đề án đã chuẩn bị công phu, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kết quả tổng kết thực tiễn công tác phòng, chống tiêu cực. Các đề án cơ bản đã xác định đúng hành vi, thực trạng tình hình tiêu cực và chỉ ra những biểu hiện của hành vi tiêu cực trong hoạt động tiền tố tụng, hoạt động tố tụng của tòa án đánh giá thực trạng tham nhũng, tiêu cực và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tư pháp của Viện Kiểm sát nhân dân. Mặt khác, các đề án đã đưa ra được phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tư pháp.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tiếp thu, chỉnh lý lại những nội dung góp ý để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của đề án. Chủ tịch nước lưu ý bên cạnh những giải pháp của Đảng, Nhà nước đang có giá trị, mỗi đề án phải đưa ra được các giải pháp mới sát với từng lĩnh vực, như vậy sẽ hiệu quả hơn. Đồng thời, giải pháp trong mỗi đề án phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phải giáo dục được lòng tự trọng, danh dự cá nhân trong đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp. Mỗi đề án phải chú trọng đến công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán…

T.T.X.

Tin cùng chuyên mục