Nâng cao hiệu quả quản lý vận tải

So với cách đây 5 - 7 năm, hiện việc quản lý hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn TPHCM đã được nâng chất lượng rõ rệt. Một trong những nguyên nhân của sự chuyển biến này là nhờ ứng dụng các công cụ công nghệ cao.
Ích lợi thiết thực
Ngày 18-3, tổng đài 1022 đặt tại Phòng Điều hành trực tuyến xe buýt - thuộc Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng, nhận được cuộc gọi từ người dân tên Tâm số điện thoại 0902909xxx với yêu cầu nhờ tìm giúp thân nhân. Anh Tâm cho biết, khoảng 10 giờ 15 cùng ngày, một bé gái học lớp 6 đã bị lạc sau khi đón xe buýt đi học tại trạm xe buýt trên đường Hà Huy Giáp (quận 12). Từ thông tin ban đầu này, Phòng Điều hành trực tuyến xe buýt lập tức kiểm tra, rà soát.
Kết quả xác minh trong khoảng thời gian từ 10 giờ 5 đến 10 giờ 25, tại đoạn đường Hà Huy Giáp nêu trên có 4 xe buýt chạy ngang qua. Tiếp tục trích xuất hình ảnh camera trang bị trên xe buýt, Phòng Điều hành trực tuyến đã xác định chính xác vụ việc.
Theo đó, vào lúc 10 giờ 10, có bé gái như anh Tâm mô tả bước lên xe buýt biển số 53N-4331 chạy theo lộ trình Bến xe Ngã tư Ga - Bến xe miền Tây, mã số tuyến 32. Sau đó vào lúc 11 giờ 10, bé gái xuống xe tại trạm xe buýt gần ngã ba Dương Đức Hiền - Lê Trọng Tấn thuộc địa bàn quận Tân Phú. Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng đã hồi đáp ngay các thông tin liên quan cho anh Tâm biết và nhờ đó giúp gia đình tìm được bé gái.
Trước đó, ngày 5-4-2016, người dân từ số điện thoại 0975839xxx phản ánh, sáng 4-4, xe buýt biển số 50LD-006.38 chạy từ An Sương về Bến Thành liên tục thắng gấp khiến một cụ già té ngã. Không những thế, khi hành khách trên xe bức xúc, góp ý thì nhận lại thái độ thiếu lịch sự, không hòa nhã của lái xe. Xác minh qua trích xuất camera, Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng xác định phần lỗi thuộc về tài xế xe buýt. Bởi mặc dù động tác thắng gấp để tránh va chạm với phương tiện khác trên đường là không thể tránh khỏi, nhưng khi thắng gấp làm cụ già té ngã, lái xe đã không xin lỗi hành khách, không giải thích nguyên nhân phải thắng gấp để hành khách thông cảm, lại có lời lẻ đôi co rất phản cảm. Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng đã yêu cầu Công ty TNHH Ngôi sao Sài Gòn - đơn vị chủ quản chiếc xe buýt nói trên - cần đình chỉ lái xe, yêu cầu tài xế học lại nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp. Chỉ khi nào đảm bảo yêu cầu mới được hoạt động lại.
Sáng 23-5-2016, hành khánh Nguyễn Đình Sáu điện thoại phản ánh xe buýt mã số 39 khi đến trạm trên đường Võ Văn Kiệt, gần giao lộ Võ Văn Kiệt - Chu Văn An, hướng về trung tâm thành phố đã không ghé vào rước 2 hành khách khiếm thị, gây bức xúc về sự phân biệt đối xử. Tiếp nhận và xác minh thông tin, Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng đã làm việc với Công ty TNHH MTV Xe khách Sài Gòn - đơn vị đảm nhận hoạt động trên tuyến và sau đó phía công ty đã xử lý nghiêm lái xe bỏ trạm, không rước khách.
Nâng cao hiệu quả quản lý vận tải ảnh 1 Một góc Phòng Điều hành trực tuyến xe buýt. Ảnh: HUY KHÁNH 
Hướng đi tất yếu
Còn nhớ cách đây 5, vào năm 2012, những thiết bị giám sát hành trình, quen gọi là GPS, đầu tiên bắt đầu được triển khai trên hệ thống xe buýt thành phố. Tiếp theo cột mốc này, đến năm 2014, tới lượt hệ thống camera được lắp đặt trên nhiều phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Đến thời điểm hiện tại, 100% xe buýt đều được trang bị GPS và gần 2.000 xe buýt đang hoạt động có gắn camera giám sát. Hệ thống camera trang bị trên xe buýt gồm 4 cái; trong đó, 1  camera hành trình gắn trước đầu xe có nhiệm vụ giám sát việc chấp hành an toàn giao thông và lộ trình tuyến. Một camera quay trực tiếp vào lái xe với mục đích giám sát chấp hành kỷ luật, tác phong của người điều khiển xe buýt. Hai camera khác được gắn ở đầu và cuối bên trong xe để giám sát an ninh trật tự trên xe buýt, giám sát tác phong kỷ luật của nhân viên phục vụ và giám sát việc lên xuống xe của hành khách.
Trong khi đó, thiết bị GPS tập trung giám sát tốc độ, hành trình của xe buýt, việc đóng mở cửa, tắt mở máy lạnh, xác định thời gian thực của xe buýt trên suốt hành trình.
Nếu như việc đưa vào ứng dụng thiết bị giám sát hành trình GPS và trang bị hệ thống camera trên xe buýt là bước tiến cần thiết thì việc kết nối chúng về một đầu mối quản lý là Phòng Điều hành trực tuyến xe buýt cũng quan trọng và cần thiết không kém. Bởi việc kết nối dữ liệu có tác dụng giúp đưa hình ảnh trực tiếp từ các xe buýt đang lăn bánh về Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng, từ đó Phòng Điều hành trực tuyến xe buýt nói riêng và Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng nói chung, có thể chấn chỉnh và xử lý ngay các vi phạm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt, cũng như kịp thời ghi nhận được tình hình an ninh trật tự trên xe buýt.
Chỉ trong 3 tháng đầu tiên đưa vào vận hành (từ tháng 3 đến hết tháng 5-2017), đầu mối này đã giúp các đơn vị chức năng chấn chỉnh một số hành vi vi phạm bằng hình ảnh ghi nhận từ camera gắn trên xe buýt, như tài xế vừa lái xe vừa ăn, vừa lái xe vừa nghe điện thoại, tiếp viên có hành vi chưa đúng mực với hành khách…
Giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng Trần Chí Trung nhận xét, nhờ những công cụ hiện đại như hệ thống camera và thiết bị GPS kết nối, giờ đây việc quản lý hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đã có bước tiến đáng kể. So với cách đây 5 - 7 năm, trước khi ứng dụng GPS và camera, việc giám sát hoạt động xe buýt chỉ dừng lại ở kiểm tra đầu và cuối bến, cùng với kiểm tra đột xuất bằng nhân sự của Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng. Nói cách khác, trước khi có thiết bị GPS và camera, việc quản lý, giám sát hoạt động xe buýt chỉ làm tương đối, không thể sâu sát, chặt chẽ như hiện nay.
Kể từ khi đưa vào vận hành, cán bộ, nhân viên Phòng Điều hành trực tuyến xe buýt có thời gian làm việc liên tục, từ 4 giờ 30 đến 21 giờ 30 hàng ngày, suốt 7 ngày trong tuần. Nói cách khác, không có ngày nghỉ ở phòng này, bất kể đó là ngày lễ, tết hay cuối tuần và có hiệu quả rất rõ ràng. Ông Trần Chí Trung đúc kết: “Bên cạnh việc giúp cải thiện tình hình trật tự vận tải trong địa hạt xe buýt, Phòng Điều hành trực tuyến xe buýt đã từng bước giúp chấn chỉnh và nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ hành khách của đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ; qua đó góp phần nâng cao chất lượng lẫn sản lượng vận tải hành khách bằng xe buýt”.

Giao thông phức tạp tại ngã tư đường D2 và D3, quận Bình Thạnh 

Theo ghi nhận của phóng viên Báo SGGP, thời gian gần đây lưu lượng giao thông trên đường D2 và D3 (phường 25, quận Bình Thạnh) rất lớn, nhất là khi đường D3 nối thông với đường D1 thì lưu lượng giao thông trên đoạn đường này tăng vọt, vào giờ cao điểm thường xuyên bị ách tắc, gây hỗn loạn.
Ngoài lượng khách đi lại hàng ngày, tại 2 đầu đường D3 có Trường Tiểu học Quốc tế Á châu, Trường Đại học Giao thông Vận tải và 2 trường mầm non, khiến mật độ giao thông ở đoạn đường này quá cao. Do không có đèn tín hiệu giao thông tại ngã tư đường D2 và D3 nên vào những giờ cao điểm, các dòng xe từ 4 phía chạy đan cài vào nhau, di chuyển hết sức khó khăn và dễ xảy ra va chạm. Việc đi bộ qua ngã tư trên cũng rất nguy hiểm, nhiều người dân và sinh viên cho biết, mỗi lần qua đường là căng thẳng và hồi hộp vì tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào và thực tế đã nhiều lần xảy ra. 
Để đảm bảo an toàn giao thông, đặc biệt cho người đi bộ qua ngã tư đường D2 và D3, đề nghị Sở Giao thông Vận tải TPHCM khẩn trương xem xét lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại ngã tư này để lập lại trật tự an toàn giao thông.
Tường Dân
Không chỉ người dân hay cơ  quan quản lý nhà nước mới được hưởng lợi từ việc ứng dụng những công cụ công nghệ cao, ngay cả doanh nghiệp vận tải xe buýt cũng được lợi không ít. Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Vận tải xe buýt 19-5 Nguyễn Văn Triệu xác nhận, giai đoạn trước khi áp dụng GPS và trang bị camera trên xe buýt, đơn vị chủ yếu chỉ làm công việc kiểm soát một cách thủ công. “Thế nhưng sức người có hạn, trong khi HTX có gần 500 xe buýt và đảm nhận 18 tuyến xe buýt khắp thành phố, một khối lượng công việc lớn nên nếu chỉ trông cậy vào kiểm tra thủ công thì không thể toàn diện, bao quát và hiệu quả được”, ông Triệu nói. Từ khi vận dụng công nghệ thông tin vào hoạt động xe buýt, những khó khăn ấy không còn nữa khi HTX đã kiểm soát được hầu hết khía cạnh hoạt động của từng xe buýt, cũng như nắm bắt tận tường tình hình hoạt động trên suốt quá trình xe buýt lăn bánh.
Giống như HTX Vận tải xe buýt 19-5, tất cả doanh nghiệp hoạt động xe buýt đã trang bị hệ thống camera đều thừa nhận lợi ích thiết thực của sự đầu tư cho những công cụ công nghệ cao này, vì không chỉ giúp doanh nghiệp kiểm soát được hành vi của đội ngũ nhân viên trên từng xe buýt, dữ liệu camera còn là cơ sở để doanh nghiệp khen thưởng hoặc xử lý kỷ luật lái xe, tiếp viên xe buýt.

Tin cùng chuyên mục