Né trách nhiệm

Sự có mặt của các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đóng góp phần quan trọng vào nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, thời gian gần đây, lợi dụng kẽ hở trong chính sách, nhiều DN FDI đã biến lời thành lỗ, không nộp thuế, dẫn đến thất thu thuế, cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN cùng ngành.

Sự có mặt của các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đóng góp phần quan trọng vào nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, thời gian gần đây, lợi dụng kẽ hở trong chính sách, nhiều DN FDI đã biến lời thành lỗ, không nộp thuế, dẫn đến thất thu thuế, cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN cùng ngành.

Trong ngành dệt may, các DN sản xuất trong nước cũng đang chịu nhiều sức ép cạnh tranh với DN FDI. Trong khi các DN FDI chỉ đóng 1% phí công đoàn thì DN trong nước phải đóng đến 2%. Nhiều DN FDI sản xuất hàng may mặc tại Việt Nam đã hợp thức hóa các số liệu xuất nhập khẩu “mua đắt, bán rẻ” để không phải nộp thuế. Khi nhập khẩu nguyên phụ liệu ở nước ngoài về sản xuất tại Việt Nam, đơn giá mua cao, khi bán sản phẩm ra nước ngoài lại rẻ.

Điều này có thể thực hiện dễ dàng khi công ty bán, mua là những đơn vị liên kết, công ty mẹ - công ty con của nhau. Và mới đây, khi chính sách an sinh xã hội, lương thưởng tại Việt Nam đang được điều chỉnh tăng lên, nhiều DN sản xuất may mặc FDI cũng tìm cách “né” trách nhiệm. Thay vì tuyển lao động, sản xuất tại DN của mình, nhiều DN FDI đã chuyển đơn hàng sang các DN nhỏ để không phải lo chi phí sản xuất, trong đó có trách nhiệm về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…

Về nguyên tắc, các DN sản xuất, xuất khẩu phải đáp ứng điều kiện về nhà xưởng, trách nhiệm xã hội thì các nhà nhập khẩu mới mua hàng. Tuy nhiên, đó chỉ là những điều kiện cần và đủ đối với những khách hàng mới, còn với những đối tác lâu năm và những DN “nhà” như nói trên vẫn có thể lách được. Thực tế, DN cũng có nhà xưởng sản xuất làm bằng chứng nhưng hoạt động sản xuất lại cầm chừng. 

Những DN này không vi phạm luật nhưng đang tạo ra cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN dệt may. Giám đốc một DN dệt may nhỏ, với khoảng 100 lao động ở quận Bình Thạnh TPHCM, cho biết đã có một số nhân viên vệ tinh của các DN FDI tìm đến DN đặt vấn đề gia công hàng may mặc cho họ. Điều này đang trở nên phổ biến trong thời gian gần đây.

Trước thông tin thị trường đơn hàng sụt giảm, có nhà nhập khẩu đã đánh tiếng giảm giá bán. Tuy nhiên, Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho rằng, dệt may Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng quá nóng, trên 30% trong những tháng đầu năm, sự sụt giảm này không có gì nghiêm trọng, ngành dệt may vẫn có thể về đích đạt 13,2 - 13,5 tỷ USD trong năm nay. Thực tế, tình hình chung của thế giới và các nước xuất khẩu dệt may, Việt Nam vẫn có nhiều lợi thế với mặt hàng này. Các doanh nghiệp trong nước cần liên kết chia sẻ đơn hàng, không nên giảm giá bán để gây xáo trộn cạnh tranh về giá.

HÀ NHAI

Tin cùng chuyên mục