Nêu cao tinh thần doanh nhân Việt

Giai đoạn khó khăn này cũng là thời điểm để các doanh nhân nêu cao tinh thần doanh nhân Việt, đánh giá, suy ngẫm lại quá trình phát triển, điều chỉnh lại hoặc nâng cấp các giá trị trong việc điều hành, quản lý doanh nghiệp…
Nêu cao tinh thần doanh nhân Việt

Giai đoạn khó khăn này cũng là thời điểm để các doanh nhân nêu cao tinh thần doanh nhân Việt, đánh giá, suy ngẫm lại quá trình phát triển, điều chỉnh lại hoặc nâng cấp các giá trị trong việc điều hành, quản lý doanh nghiệp…

Nhân dịp kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13-10, tôi xin được gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới giới doanh nhân Việt Nam trong ngày lễ đặc biệt này.  Ngày 13-10 là dịp để tôn vinh tinh thần doanh nhân Việt Nam, đang đầy lòng dũng cảm, sáng tạo, tìm tòi tự định hình một nhân cách mới, nhân cách doanh nhân Việt Nam giàu lòng yêu nước, đầy trí tuệ, nhân văn, được xã hội ghi nhận từ những giá trị đóng góp lớn lao mà tầng lớp doanh nhân đã cống hiến. Đây cũng là thời điểm để các doanh nhân ngẫm lại quá trình phát triển, điều chỉnh lại hoặc nâng cấp các giá trị trong việc điều hành và quản lý. Tầng lớp doanh nhân Việt Nam xuất hiện khá muộn màng, còn non trẻ, chưa kịp vụt sáng huy hoàng thì lại đối diện với những nguy cơ phức tạp do ảnh hưởng mạnh mẽ từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu nói chung và khủng hoảng tại Việt Nam nói riêng.

Nói như vậy không có nghĩa là viện vào lý do nền kinh tế trì trệ, ảm đạm để tự cho phép người làm kinh doanh “ở ẩn”, chỉ biết lẩn tránh chờ thời. Dấu hiệu về sự trì trệ kinh tế có lẽ đã ngấm ngầm báo hiệu từ vài năm gần đây, việc quản lý và điều hành kinh doanh ngày càng khó khăn và chịu nhiều thách thức hơn bao giờ hết, quá trình này cũng tạo ra những thay đổi lớn trong doanh nghiệp, từ việc lựa chọn lại chiến lược kinh doanh, lựa chọn nguồn nhân lực, lựa chọn các giá trị hữu hình và vô hình tạo nên năng lực cạnh tranh cho công ty… cho đến việc chọn lựa hướng đi, cách làm phù hợp nhằm tận dụng được cơ hội, biến nguy thành cơ, quyết định sự sống còn, phát triển của doanh nghiệp trong hiện tại cũng như trong tương lai. Điều làm cho ngày 13-10 ngày càng ý nghĩa hơn đó là nhắc nhở tinh thần doanh nhân “Tâm – Trí – Dũng”, người làm kinh doanh phải luôn bền bỉ, tự trang bị cho mình tri thức nhiều hơn nữa để việc lựa chọn, đưa ra những quyết định phù hợp với từng thời điểm ngày càng chuẩn xác, tạo ra giá trị lớn nhất, có ý nghĩa nhất. Ngoài việc trang bị tri thức để “lựa chọn” đúng, doanh nhân còn phải xem xét đến khả năng dẫn dắt doanh nghiệp của mình cạnh tranh hiệu quả với các doanh nghiệp quốc tế, đây là một đại dương lớn mà rất ít doanh nghiệp Việt Nam có đủ tầm và lực để tiếp cận.

Ngày 13-10 cũng là dịp để giới doanh nhân đặt ra mục tiêu mới về sự lựa chọn và sánh vai cùng nhau đoàn kết trên bước đường đi tới, điều này có thể tạo ra những giá trị tinh thần mới cho thế hệ doanh nhân đi trước và thế hệ trẻ, xây dựng hình ảnh mới của doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế năm châu.

Lê Chí Hiếu (Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức)

Đừng làm nhụt chí doanh nhân

Khi cầm bút viết bài về các doanh nghiệp, doanh nhân, dù khen hay chê, tôi cũng luôn tâm niệm là hãy viết bằng lương tâm và trách nhiệm của một người làm báo. Phải đặt lên hàng đầu sự trung thực khách quan và tính nhân văn cũng cần phải được coi trọng. Khi có bài phê phán một doanh nghiêp nào đó thì phải phê bình trên tinh thần xây dựng nhằm giúp cho doanh nghiệp có thêm kinh nghiệm, thêm những bài học để hoạt động tốt hơn, phát triển bền vững hơn. Còn khi phê phán một doanh nhân nào đó, thì cũng đừng quên cả một quá trình phấn đấu cống hiến của họ, đừng quên những đóng góp tích cực của họ cho nền kinh tế và cho cộng đồng xã hội, và xin đừng chỉ vì những sai lầm, chỉ vì những thiếu sót nhất thời của họ mà phủ nhận tất cả những công lao thành tích mà họ đã dày công vun đắp, để rồi dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp, doanh nhân chán nản, mất tinh thần, nhụt chí…  

  Là người từng có thời gian dài viết về mảng kinh tế đối ngoại, chuyên theo dõi hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, và khi đã có những chuyến đi tham quan, xâm nhập đại bản doanh của các tập đoàn kinh tế đa quốc gia, tôi mới thực sự nhận ra rằng, những nỗ lực cố gắng của các doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn, và những thành công mà họ gặt hái được rất đáng được tôn vinh, trân trọng... Bởi lẽ, nếu so với các doanh nghiệp nước ngoài thì các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang phải làm việc, hoạt động trong một môi trường, một điều kiện hoàn toàn khác biệt, khó khăn hơn, thiếu thốn hơn rất nhiều lần…

Thu Tuyết

>> Nguyễn Văn Đạo - Phó Tổng giám đốc Công ty Điện tử Samsung-Vina - người đặt nền móng cho Samsung tại Việt Nam

Tin cùng chuyên mục