Nếu không có vàng

Hôm nay, 24-11, sau thất bại của VĐV karate Vũ Nguyệt Ánh và đội tuyển cầu mây nữ Việt Nam ở nội dung regu, hy vọng hoàn thành chỉ tiêu từ 4 tới 5 HCV tại Asiad 16 của thể thao Việt Nam xem như phá sản.
Nếu không có vàng

Hôm nay, 24-11, sau thất bại của VĐV karate Vũ Nguyệt Ánh và đội tuyển cầu mây nữ Việt Nam ở nội dung regu, hy vọng hoàn thành chỉ tiêu từ 4 tới 5 HCV tại Asiad 16 của thể thao Việt Nam xem như phá sản.

Asiad 16 là một kỳ Á vận hội khá kỳ lạ với thể thao Việt Nam, khi có tới 2 hy vọng vàng rơi rụng từ trước ngày khai cuộc, một số khác “cầm vàng mà để vàng rơi” vì những sơ suất không thể tin nổi. Để mổ xẻ thấu đáo nguyên nhân của tình trạng nói trên cần phải tốn rất nhiều thời gian và giấy mực nhưng chỉ cần qua một vài điều mắt thấy tai nghe ở Quảng Châu cũng phần nào thấy được lý do.

Nỗi thất vọng của Nguyệt Ánh ở môn Karate. Ảnh: HOÀNG CHÂU

Nỗi thất vọng của Nguyệt Ánh ở môn Karate. Ảnh: HOÀNG CHÂU

Karate là một dẫn chứng tiêu biểu, khi HLV Lê Công ngậm ngùi thừa nhận rằng đã biết từ trước khi diễn ra trận chung kết là đánh với VĐV chủ nhà sẽ rất khó, nên cả HLV Lê Công lẫn Nguyệt Ánh đều không tỏ ra bàng hoàng hay sững sờ trước thất bại này, thay vào đó là sự thất vọng. Thế nhưng, chính HLV Lê Công cũng công nhận trọng tài đã chính xác khi cho Li Hong điểm đầu tiên trong trận chung kết (Li Hong thắng 2-0 chung cuộc), vì Ánh đã mắc lỗi.

Câu hỏi cần đặt ra ở đây là, nếu biết chắc sẽ khó, hay nói thẳng ra là sẽ dễ thua từ trước giờ xung trận, tại sao HLV Lê Công không chỉ đạo Nguyệt Ánh đánh một trận tưng bừng, không cần giữ kẽ, thay vì chơi chậm để chờ cơ hội? Công bằng mà xét, Li Hong cũng có đôi chút lợi thế sân nhà nhưng cũng không quá vượt trội so với Nguyệt Ánh và trong thế trận như thế, chỉ cần một chút ưu thế cũng đủ làm nên sự khác biệt.

Thành ra, có nên đặt câu hỏi: Nếu Asiad lần này chúng ta không có vàng, nên thể hiện sự tiếc nuối hay phải xem đó là nỗi thất vọng, là bài học cay đắng?  

Thư Anh

Tin cùng chuyên mục