Ngành công nghệ cao tại Việt Nam - Giải pháp nào để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ?

Cơ hội và thách thức
Ngành công nghệ cao tại Việt Nam - Giải pháp nào để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ?

Các ngành công nghiệp dựa trên công nghệ cao đã xuất hiện tại các thành phố lớn ở Việt Nam và hứa hẹn một sự phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, vấn đề nguồn nhân lực để đáp ứng cho nhu cầu của các ngành này lại là mối quan tâm của rất nhiều người. Hiện nay, tình trạng mất cân đối, vừa thừa lại vừa thiếu nhân lực trong công nghệ đang trở thành những vấn đề bất cập và cấp bách, cần có giải pháp tháo gỡ đối với các nhà hoạch định chiến lược và các nhà giáo dục đại học ở nước ta.

Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn (STU)

Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn (STU)

Cơ hội và thách thức

Theo Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Việt Nam 2011-2020 của Chính phủ, nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng sẽ tăng từ 10,8 triệu người năm 2010 (22% tổng nguồn nhân lực) lên 15 triệu người vào năm 2015 (chiếm 27%) và lên 20 triệu người vào năm 2020 (31%), trong đó ưu tiên nguồn nhân lực đã qua đào tạo. Chỉ riêng tại TPHCM, theo dự báo nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015, thành phố sẽ ưu tiên phát triển nhân lực cho các ngành công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao. Trong đó, ưu tiên cho 4 ngành: cơ khí chế tạo chính xác và tự động hóa; điện tử và công nghệ thông tin; chế biến thực phẩm (tinh chế); hóa chất - hóa dược và mỹ phẩm.

Như vậy, có thể nói trong 5 đến 10 năm nữa, cơ hội cho nhân lực ở các ngành này là rất lớn và sẽ ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng và hiệu quả hoạt động của nguồn nhân lực này còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước.

Các nhà tuyển dụng nhân sự trong các ngành nghề này nhận xét: Thực tế hiện nay, chỉ có khoảng 10-15% sinh viên ra trường đáp ứng được nhu cầu về chuyên môn và ngoại ngữ, số còn lại phải đào tạo lại hoặc làm việc khác, điều này cũng là trở lực lớn khi chúng ta tham gia vào thị trường lao động quốc tế. Các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghệ cao cũng gặp nhiều khó khăn khi tuyển dụng đội ngũ nhân sự tại địa phương, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực này đều chưa thể đáp ứng được các đòi hỏi cao của các ngành này, mặc dù hàng năm có khá nhiều kỹ sư ra trường. Đâu là nguyên nhân và giải pháp cho thực trạng rất đáng lo ngại này?

Sinh viên Trường STU trong giờ thực hành thí nghiệm về công nghệ thực phẩm

Sinh viên Trường STU trong giờ thực hành thí nghiệm về công nghệ thực phẩm

Đâu là giải pháp hiệu quả?

Theo các nhà chuyên môn, có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng “vừa thừa vừa thiếu” trong nguồn nhân lực khoa học công nghệ. Một trong những nguyên nhân phải kể đến là chất lượng giáo dục của các cơ sở đào tạo hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội, chưa theo kịp tốc độ phát triển của quy mô đào tạo. Chương trình đào tạo đã cũ, chưa chú trọng nhiều đến các kỹ năng mềm và trình độ ngoại ngữ của sinh viên; đội ngũ giảng viên vừa thiếu vừa yếu khiến cho việc việc đào tạo đạt chất lượng là hầu như không thể. Hơn nữa cơ sở hạ tầng của các trường đại học tại Việt Nam hiện nay còn nghèo nàn, lạc hậu, không theo kịp với trình độ công nghệ tiên tiến hiện đại trên thế giới. Số lượng sách báo, tài liệu, giáo trình phục vụ cho học tập và nghiên cứu còn rất nghèo nàn.

Giáo sư, Tiến sĩ Đào Văn Lượng - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn

Giáo sư, Tiến sĩ Đào Văn Lượng - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn

Là một trong những trường đại học hàng đầu ở thành phố Hồ Chí Minh về đào tạo các ngành công nghệ, trong những năm vừa qua, Đại học Công nghệ Sài Gòn đã tìm ra được giải pháp hiệu quả để rút ngắn khoảng cách giữa giáo dục nhà trường và nhu cầu của xã hội bằng cách chú trọng cải thiện các thực trạng trên. GS.TS. Đào Văn Lượng – Hiệu trưởng Trường Đại học Công Nghệ Sài Gòn cho biết: “Điều chúng tôi chú trọng nhiều nhất chính là đội ngũ giảng viên. Đây là yếu tố quyết định nhất dẫn đến sự thành công của một đơn vị, nhất là các cơ sở đào tạo. Từ chỉ vài chục giảng viên – cán bộ nhân viên trong những ngày đầu thành lập, đến nay, Đại học Công nghệ Sài Gòn đã quy tụ được một đội ngũ sư phạm hùng hậu và chất lượng với 314 cán bộ, giảng viên, trong đó 60% giảng viên có trình độ trên đại học, có 2 giáo sư, 5 phó giáo sư và 17 tiến sĩ”.

Bên cạnh đó, Đại học Công nghệ Sài Gòn cũng đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy và học góp phần mang lại thành công trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Nhà trường có cơ sở đào tạo khang trang vào bậc nhất trong các trường đại học ngoài công lập, với gần 30.000m2 xây dựng, có đầy đủ phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành được trang bị các phương tiện, dụng cụ học tập phù hợp có thể đáp ứng cho 15.000 sinh viên học tập. Trường đã đầu tư xây dựng theo đúng chất lượng phục vụ cho môi trường công nghệ, chia làm 3 khu vực với trên 70 giảng đường hiện đại, thoáng mát, 65 phòng thí nghiệm, xưởng thực tập, trung tâm máy tính, thư viện, hội trường, nhà ăn…

Nhà trường cũng đã mạnh dạn mua sắm nhiều thiết bị hỗ trợ dạy học, thực hành hiện đại giúp sinh viên làm quen và nắm bắt tốt những công nghệ tiên tiến của thế giới. Nhờ điều này, trong 15 năm qua, Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn đã cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao theo hướng công nghệ, có phẩm chất đạo đức tốt, có văn hóa, ngoại ngữ và chuyên môn, nghiệp vụ giỏi đáp ứng ngày càng cao nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sinh viên tốt nghiệp ra trường có khả năng thích nghi cao với các công việc đa dạng, giúp họ phát triển tính năng động và khả năng đào tạo nâng cao về sau. Có thể nói, bài học của Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn chính là một kinh nghiệm quý báu, một giải pháp hiệu quả để giải quyết tình trạng “vừa thừa lại vừa thiếu” nhân lực khoa học công nghệ vốn đang rất bất cập hiện nay ở nước ta.

Ban Giám hiệu Trường STU kiểm tra tay máy 6D

Ban Giám hiệu Trường STU kiểm tra tay máy 6D

Tất Thắng

Tin cùng chuyên mục