Ngày Chiến thắng và Hòa giải

0 giờ ngày 9 tháng 5 năm 1945 (theo giờ Mátxcơva), tại thành phố Berlin, đại diện các nước đồng minh chống phát xít gồm Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp đã chứng kiến đại diện nước Đức quốc xã ký vào hiệp ước đầu hàng không điều kiện, đánh dấu kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ II và cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô đã giành thắng lợi hoàn toàn. Hai giờ sau, bầu trời thủ đô Mátxcơva rực sáng bởi hàng chục ngàn loạt pháo hoa bắn đi từ 1.000 khẩu đại bác.

0 giờ ngày 9 tháng 5 năm 1945 (theo giờ Mátxcơva), tại thành phố Berlin, đại diện các nước đồng minh chống phát xít gồm Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp đã chứng kiến đại diện nước Đức quốc xã ký vào hiệp ước đầu hàng không điều kiện, đánh dấu kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ II và cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô đã giành thắng lợi hoàn toàn. Hai giờ sau, bầu trời thủ đô Mátxcơva rực sáng bởi hàng chục ngàn loạt pháo hoa bắn đi từ 1.000 khẩu đại bác.

Tại buổi tiệc do phái đoàn Liên Xô tổ chức sau khi Đức đầu hàng đồng minh, các tướng lĩnh Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp đều bày tỏ mong muốn củng cố và giữ vững mãi mãi các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trong khối Đồng minh chống phát xít. Trước khi lãnh đạo các nước đồng minh gặp nhau tại Berlin, các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô đã gặp gỡ và bắt tay thân thiết với sĩ quan và binh lính Mỹ bên bờ sông Albe, với quân đội Anh bên bờ biển Baltic…

Cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít kết thúc thắng lợi nhờ vào rất nhiều yếu tố, trong đó có sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước đồng minh. Dù mức độ tham gia chiến tranh có khác nhau, nhưng sự hợp tác chặt chẽ giữa các đồng minh đã góp phần giúp phe đồng minh đánh bại các lực lượng phát xít.

Chiến thắng chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa quân phiệt đã mở ra một trang mới trong lịch sử nhân loại, là sự cổ vũ lớn lao cho cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc trên các châu lục Á - Phi - Mỹ Latinh, trong đó có nhân dân Việt Nam.

Sau khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn của nhiều quốc gia, đặc biệt ở các quốc gia vừa được giải phóng khỏi ách thống trị của chủ nghĩa phát xít và thuộc địa. Nhưng các nước tư bản vì lợi ích sống còn không bao giờ chấp nhận điều đó đã đẩy thế giới rơi vào cuộc đối đầu ý thức hệ căng thẳng, có những lúc như đứng bên bờ vực của một cuộc chiến tranh mới với quy mô lớn hơn, hiện đại hơn như cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba và biến cuộc tranh giành ảnh hưởng thành những cuộc chiến tranh tàn khốc, gây bao đau thương, mất mát cho nhân dân các nước như ở Triều Tiên, Việt Nam...

Chiến tranh lạnh kết thúc, các nước từng là đồng minh chống phát xít và cũng từng đối đầu trong Chiến tranh lạnh đã ngồi lại với nhau. Năm 2000, lần đầu tiên các nước Mỹ và Tây Âu cử đại diện tham dự lễ kỷ niệm Chiến thắng phát xít tại Nga. Năm 2010, nguyên thủ nhiều quốc gia đã tham dự lễ kỷ niệm và quân đội các nước này cử đội quân danh dự tham gia duyệt binh bên cạnh các đồng nghiệp Nga trong ngày lễ trọng đại này. Quan hệ giữa các cường quốc dường như chưa bao giờ nồng ấm hơn thế. Cũng trong năm này, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ký Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân mới (START). Hiệp ước mới giúp kho hạt nhân hai nước cắt giảm 30% so với hiệp ước cũ ký năm 2002. Văn bản này có ý nghĩa đặc biệt đối với mối quan hệ giữa Nga và Mỹ, vì đây là biện pháp xây dựng lòng tin hữu hiệu. Thế giới có phần bình yên hơn.

Nhưng những năm gần đây, sự tranh giành gay gắt về ảnh hưởng và lợi ích của các nước lớn đã đẩy một Ukraine rơi vào cảnh huynh đệ tương tàn. Bởi sau khi Chính phủ Ukraine chọn ký kết hợp tác với Nga và từ chối ký kết hợp tác với Liên minh châu Âu (EU) vào cuối năm 2013, thì Mỹ và EU đã kích động dư luận Ukraine lật đổ chính phủ, dẫn đến một cuộc chiến tranh đẫm máu giữa hai miền Đông và Tây. Ở châu Âu, mầm mống của chủ nghĩa phát xít mới đã trỗi dậy, gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế. Bối cảnh quốc tế mới cũng tạo môi trường cho Trung Quốc lợi dụng mâu thuẫn giữa Nga với Mỹ và các nước châu Âu ngang nhiên vi phạm luật pháp quốc tế trên biển Đông, đe dọa sử dụng vũ lực đối với các nước láng giềng, gây căng thẳng trong khu vực. Bối cảnh quốc tế mới cũng đã tạo đà cho chủ nghĩa khủng bố bùng phát trở lại và tàn bạo hơn bao giờ hết… Tháng 5-2015, thế giới chứng kiến sự rạn nứt nghiêm trọng và sự phân cực sâu sắc trong mối bang giao quốc tế.

Các nhà phân tích tình hình thế giới cho rằng muốn chấm dứt cuộc chiến Ukraine, tiêu diệt mầm mống chủ nghĩa phát xít mới, dẹp dông bão trên biển Đông, và đặc biệt đánh bại chủ nghĩa khủng bố quốc tế… chỉ có một con đường duy nhất: các quốc gia, đặc biệt các nước có tầm ảnh hưởng lớn phải hòa giải, hợp tác chặt chẽ, trên hết vì hòa bình và thịnh vượng của thế giới, vì lòng nhân đạo đối với nhân dân các nước đang đối mặt với chiến tranh, xung đột.

Điều đó có thực hiện được không? Câu trả lời là “có”. Lịch sử đã chứng minh bằng ngày Chiến thắng phát xít 9-5-1945. Không phải ngẫu nhiên, cuối năm 2004, để chuẩn bị kỷ niệm 60 năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ II, Đại hội đồng Liên hiệp quốc ra một bản tuyên bố Ngày Chiến thắng còn được coi là Ngày Tưởng niệm và Ngày Hòa giải để tưởng nhớ các nạn nhân chiến tranh và để thực hiện sự hòa giải giữa các dân tộc.

Việt Trung

Tin cùng chuyên mục