Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy (4-10): Khi người dân vào cuộc

Điều dễ nhận thấy Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy (4-10) năm nay là sự chuyển biến khá rõ nét về nhận thức của các địa phương, đơn vị và đặc biệt là người dân về công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC), về tác hại khôn lường của nó, từ đó chủ động vào cuộc cùng chính quyền trong việc PCCC.

Điều dễ nhận thấy Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy (4-10) năm nay là sự chuyển biến khá rõ nét về nhận thức của các địa phương, đơn vị và đặc biệt là người dân về công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC), về tác hại khôn lường của nó, từ đó chủ động vào cuộc cùng chính quyền trong việc PCCC.

Nhiều địa phương, đơn vị đầu tư kinh phí rất lớn để xây dựng lực lượng chữa cháy tại chỗ vững mạnh, từng bước chuyên nghiệp. Nhân dân khu phố ở nhiều quận, huyện tự tổ chức diễn tập. Nên nhiều sự cố cháy nổ xảy ra, người dân không còn lúng túng, kịp thời dập tắt đám cháy khi mới phát sinh. Hành động thiết thực này đã hạn chế cháy lan, cháy lớn, từng bước kéo giảm số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra, góp phần đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố.

Phong trào toàn dân tham gia PCCC đang được cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng, củng cố, lồng ghép gắn với các phong trào thiết thực khác. Chính vì lẽ đó, hoạt động PCCC đã trở thành một tiêu chí thi đua trong việc xây dựng khu phố, ấp, tổ dân phố, gia đình văn hóa. Các biện pháp chuyển hóa các khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao đang được thực hiện tập trung. Đặc biệt, ở nhiều nơi, người dân sẵn sàng hiến đất để mở rộng hẻm, xây dựng vách ngăn cháy, hồ chứa nước, đầu tư thiết bị chữa cháy…

Theo số liệu thống kê cho thấy, năm 2003, toàn thành phố có 926 khu dân cư có nguy cơ cháy cao thì đến nay phong trào đã chuyển hóa và chỉ còn 12 khu dân cư. Chính sự vào cuộc của nhân dân là nhân tố chính góp phần kéo giảm số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra.

H.PHƯƠNG

Tin cùng chuyên mục