Nghị định xử phạt môi trường mới tận triệt doanh nghiệp

Quá rối, thừa nhưng lại thiếu - đó là ý kiến chung của nhiều đại biểu tham dự góp ý nghị định xử phạt mới trong lĩnh vực bảo vệ môi trường dự kiến có hiệu lực từ ngày 1-7-2013. Và nếu dự thảo này không được sửa lại một cách nghiêm túc và căn bản thì đây sẽ là “cơ hội” để bùng nổ tiêu cực trong hoạt động thanh tra, kiểm tra môi trường.
Nghị định xử phạt môi trường mới tận triệt doanh nghiệp

Quá rối, thừa nhưng lại thiếu - đó là ý kiến chung của nhiều đại biểu tham dự góp ý nghị định xử phạt mới trong lĩnh vực bảo vệ môi trường dự kiến có hiệu lực từ ngày 1-7-2013. Và nếu dự thảo này không được sửa lại một cách nghiêm túc và căn bản thì đây sẽ là “cơ hội” để bùng nổ tiêu cực trong hoạt động thanh tra, kiểm tra môi trường.

Quá rối, thừa và thiếu

Ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở TN-MT không khỏi bức xúc khi khởi đầu buổi họp góp ý về dự thảo Nghị định xử phạt trong lĩnh vực môi trường. Nghị định quá nặng về thủ tục. Chỉ đơn giản ở Điều 11 cũng đã có thể bỏ đến 4 hành vi vì trùng lắp nhau. Thử hỏi, hành vi không thực hiện đúng một trong các nội dung chương trình quan trắc, giám sát môi trường thì khác gì với hành vi không thực hiện đầy đủ một trong các nội dung chương trình quan trắc, giám sát môi trường; hoặc hành vi không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định hoặc hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Vậy mà theo dự thảo thì 4 hành vi trên được tính khác nhau và theo đó là các mức phạt khác nhau. Chỉ cần quy định doanh nghiệp nào không lập cam kết bảo vệ môi trường thì phạt. Hoặc doanh nghiệp không thực hiện đúng như cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt thì phạt thật nặng. Vậy là đủ, đơn giản và bản thân doanh nghiệp cũng dễ biết cách mà làm. Còn với vô số hành vi mà nghị định mới đang hài ra thì bảo đảm không doanh nghiệp nào, hoặc doanh nghiệp có làm tốt đến đâu đi nữa thì cũng khó tránh bị ghép có lỗi.

Đoàn thanh tra môi trường, Sở TN-MT TPHCM kiểm tra tình hình chấp hành Luật Bảo vệ môi trường tại Công ty Tuấn Lan, huyện Bình Chánh TPHCM

Đoàn thanh tra môi trường, Sở TN-MT TPHCM kiểm tra tình hình chấp hành Luật Bảo vệ môi trường tại Công ty Tuấn Lan, huyện Bình Chánh TPHCM

Đồng thuận với bức xúc trên, bà Lê Thị Kim Oanh, Chánh thanh tra Sở TN-MT, cũng cho rằng, dự thảo quá rối rắm, không chỉ cho riêng doanh nghiệp mà còn cho chính cơ quan chức năng. Đơn cử, trong nghị định quy định doanh nghiệp vi phạm bảo vệ môi trường phải bị tạm đình chỉ hoạt động từ 3 - 6 tháng. Vậy nếu họ khắc phục sớm thì vẫn phải chờ hết thời hạn buộc đình chỉ mới cho hoạt động? Như thế doanh nghiệp không phá sản mới lạ. Mặt khác, bản thân doanh nghiệp khi vi phạm thì bị phạt nhưng theo nghị định này thì cá nhân (chưa xác định rõ là chủ doanh nghiệp hay cán bộ phụ trách môi trường) sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý liên quan. Vậy phải chăng doanh nghiệp bị phạt đến hai lần?

Ông Phạm Thanh Trực, Trưởng phòng Quản lý môi trường, Ban quản lý khu chế xuất - khu công nghiệp TPHCM, nhấn mạnh thêm, dự thảo quy định về trường hợp nhập phế liệu không đúng quy định thì buộc phải tiêu hủy hoặc tái xuất. Thế nhưng tiêu chí nào là buộc tái xuất hay tiêu hủy thì chưa rõ ràng. Cách ghi chung chung này sẽ khiến cơ quan chức năng tự trói tay mình trong quá trình xử lý. Chưa hết, trong các quy định thì có quy định doanh nghiệp sẽ bị phạt khi lập đánh giá tác động môi trường mà không có ý kiến tham vấn cơ quan chức năng là dư. Vì nếu không liên hệ cơ quan chức năng để được tham vấn thì hồ sơ của doanh nghiệp cũng không được tiếp nhận. Riêng việc quy định doanh nghiệp sẽ bị phạt nếu không có kế hoạch quản lý môi trường, báo cáo giám sát không đúng tần suất, công ty đầu tư hạ tầng không tư vấn cho ban quản lý khu chế xuất - khu công nghiệp giải quyết tranh chấp về môi trường, hoặc phạt doanh nghiệp vì cảm thấy doanh nghiệp đó hôi... là không hợp lý, thiếu tính thực tế...

Nhiều lỗi

Nhiều đại biểu có mặt tại cuộc họp đã khẳng định, đó chỉ là số ít các lỗi mà vừa đọc vào nghị định là có thể thấy ngay. Còn nhiều lỗi khác mà khi đọc kỹ, không hiểu được bộ phận soạn thảo copy từ những nghị định xử phạt cũ có chịu đọc lại hay không. Cũ mới cứ chồng chất lên nhau rối rắm đến không tả được, đại diện phòng pháp chế Công an TPHCM khẳng định. Không dừng lại đó, bà Lê Thị Kim Oanh cho biết, có thể Nghị định 117 sau 5 năm đi vào hoạt động đã phát sinh khá nhiều bất cập nhưng nếu điều chỉnh theo kiểu của dự thảo nghị định mới này thì bất cập sẽ còn nhiều hơn. Đồng ý là việc tăng cường mức xử phạt nhằm răn đe tốt hơn ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp nhưng việc tăng mức cũng phải có tình có lý. Đơn cử, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trung bình mỗi tháng, cơ sở của họ phát sinh chưa tới 1kg chất thải nguy hại. Vậy nếu theo quy định mới quá 12 tháng chưa chuyển giao (khoảng được 12kg) thì sẽ bị phạt lên đến 100 - 200 triệu đồng. Điều này quá vô lý. “Đó là chưa kể, trong nghị định lần này các mức phạt đồng loạt tăng cao, thậm chí có những hành vi mà chỉ phạt mức vi phạm hành chính cũng đã tăng đến 70 triệu đồng - cao hơn so với quy định trong luật cho phép xử phạt hành chính chỉ không quá 50 triệu đồng” - đại diện Sở Tư pháp cho biết.

Việc xử phạt tăng là cần thiết nhưng phải phù hợp với sức chịu đựng của các doanh nghiệp. Trên thực tế, thời gian qua với mức xử phạt khoảng 500 triệu đồng/hành vi, có những doanh nghiệp đã không đủ khả năng chi trả mà phải đến xin gia hạn trả làm nhiều lần. Nhất là trong thời điểm nền kinh tế đang suy kiệt, sức khỏe doanh nghiệp đang sa sút nghiêm trọng thì việc tăng mức phạt cộng với hài quá nhiều hành vi vi phạm môi trường mà mang tính cảm tính và nặng về thủ tục hành chính thì khác nào góp phần tận triệt doanh nghiệp.

MINH XUÂN

Tin cùng chuyên mục