Nghịch lý sẽ khơi thông?

Nhìn lại sau đổi mới, nông nghiệp là lĩnh vực thành công nhất, làm nền tảng căn bản cho tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Điều này càng thể hiện rõ vai trò của nông nghiệp giai đoạn khủng hoảng tài chính 1997, suy thoái kinh tế từ năm 2008. Khả năng cạnh tranh và thế mạnh của nông nghiệp Việt đều được các quốc gia thừa nhận khi nhiều mặt hàng nông sản Việt xuất khẩu luôn ở tốp đầu thế giới như gạo, hồ tiêu, cà phê, nhân điều, cao su, cá, tôm… Xuất siêu các mặt hàng nông - lâm - thủy sản năm 2014 là 9,5 tỷ USD.

Nhìn lại sau đổi mới, nông nghiệp là lĩnh vực thành công nhất, làm nền tảng căn bản cho tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Điều này càng thể hiện rõ vai trò của nông nghiệp giai đoạn khủng hoảng tài chính 1997, suy thoái kinh tế từ năm 2008. Khả năng cạnh tranh và thế mạnh của nông nghiệp Việt đều được các quốc gia thừa nhận khi nhiều mặt hàng nông sản Việt xuất khẩu luôn ở tốp đầu thế giới như gạo, hồ tiêu, cà phê, nhân điều, cao su, cá, tôm… Xuất siêu các mặt hàng nông - lâm - thủy sản năm 2014 là 9,5 tỷ USD.
 
Vậy nhưng, dưới mắt của doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước, nông nghiệp lại là lĩnh vực ít hấp dẫn, nên chưa tới 10% DN trong số hơn 400.000 DN cả nước đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và số DN đầu tư vào thương mại nông nghiệp chỉ chiếm 3% - 4%. Trong khi đó, DN FDI đầu tư vào nông nghiệp ngày càng giảm dần, từ 8% trong tổng cơ cấu FDI của cả nước năm 2001 xuống chỉ còn hơn 2%. Một ngành có nhiều lợi thế mà DN cả trong và ngoài nước đều ít đầu tư vào, cho thấy vấn đề bất cập về chính sách.

Tại buổi gặp mặt đầu xuân Ất Mùi 2015 giữa Bộ NN-PTNT với DN nông nghiệp ở TPHCM, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Minh Phú (Cà Mau) chia sẻ, thế mạnh của Minh Phú là sản xuất hàng giá trị gia tăng (GTGT - các sản phẩm chế biến sâu), chiếm trên 40% trong 700 triệu USD kim ngạch xuất khẩu năm 2014, nên lợi nhuận cao. Thế nhưng, công ty gặp khó khi mở rộng chế biến hàng GTGT, do trong nước chưa sản xuất được nước sốt, gia vị… rất cần cho việc làm hàng giá trị cao. Tất cả những sản phẩm phụ trợ này phải nhập từ Thái Lan, vừa tốn ngoại tệ, vừa bị động và mất thời gian, mất cả cơ hội kinh doanh. Tình trạng này cũng tương tự ngành chế biến gỗ đã phản ánh nhiều lần.

Theo Bộ NN-PTNT, nhiều chính sách thu hút đầu tư tư nhân đã được ban hành, nhưng DN vẫn chưa tiếp cận và hưởng lợi đầy đủ do thuộc quyền quản lý của nhiều bộ ngành khác nhau hoặc chưa phù hợp thực tế.
 
Là người tâm huyết và đi đầu với nghề chế biến nông sản, đặc biệt là các mặt hàng nông sản sấy khô, trong số ít DN được Bộ NN-PTNT mời tham gia vào nhóm đối tác thu hút đầu tư, ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vinamit cho biết, ngày càng mất đi nhiệt huyết ban đầu vì chủ trương và chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp khó được DN tiếp cận. Vấn đề thuế GTGT, nông dân được miễn do không thể xuất hóa đơn khi bán hàng, nhưng DN vẫn phải chịu 10% GTGT đầu vào, thực chất là DN đóng thay bà con. Chính sách nửa vời đó gây khó DN, cả nông dân. Nếu cho rằng DN đầu tư vào nông nghiệp được hưởng lãi suất thấp, khoảng 6,5%/năm so với thương mại 7,3%/năm là chưa thỏa đáng, khi mà với bất động sản lại có gói 30.000 tỷ đồng với lãi suất 5%/năm.
 
Điều cần nói thêm là có được bao người tiếp cận. Chính sách tiền tệ khuyến khích đầu tư chưa có. Chưa thể gọi là nhà nước đồng hành, khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp. Các chuyên gia chỉ ra, chủ trương không đi vào cuộc sống do cách xây dựng chính sách phần lớn xuất phát từ trên xuống, mang tính áp đặt, chủ quan. Chính sách đất đai chưa mang lại hiệu quả. Chính sách vốn đầu tư, tín dụng nhiều bất cập. Chính sách cụ thể cho DN đầu tư vào nông nghiệp không có trong Luật Doanh nghiệp.

Tương tự, chính sách khoa học công nghệ cao cho nông nghiệp lại không cụ thể trong Luật Khoa học công nghệ. Do vậy, cần có chính sách hợp lý hơn về đất đai, mặt bằng, tạo cơ sở hạ tầng tốt để khuyến khích các DN trong và ngoài nước tin tưởng và thuận lợi khi đầu tư.

ĐĂNG LÃM

Tin cùng chuyên mục