Người tiêu dùng ngày càng có nhiều công cụ theo dõi, truy xuất thực phẩm an toàn

Phát biểu tại lễ khai mạc Chương trình hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn ngành công thương năm 2020, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng, hiện nay các tiến bộ và ứng dụng hoa học kỹ thuật đã giúp người tiêu dùng có thể truy xuất dễ dàng nguồn gốc thực phẩm, nên các doanh nghiệp cần đẩy mạnh sản xuất thực phẩm an toàn để phục vụ người tiêu dùng. 
Người tiêu dùng đến quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (Hà Nội) để tham dự lễ khai mạc chương trình kết nối thực phẩm an toàn ngành công thương năm 2020
Người tiêu dùng đến quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (Hà Nội) để tham dự lễ khai mạc chương trình kết nối thực phẩm an toàn ngành công thương năm 2020

Tối 7-11, tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, TP Hà Nội, Bộ Công thương đã tổ chức Chương trình hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn ngành công thương năm 2020.

Chương trình năm 2020 được triển khai trên quy mô toàn quốc với sự phối hợp, tham gia của các bộ ngành, UBND, sở công thương các tỉnh, thành phố cùng các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn trên cả nước… để truyền đi thông điệp rộng khắp về việc sử dụng thực phẩm an toàn tại 63 tỉnh, thành phố.

Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội phát biểu tại chương trình này

Theo ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, việc đảm bảo an toàn thực phẩm cho gần 100 triệu người tiêu dùng không dễ dàng, nhưng chúng ta đang có những thuận lợi hết sức cơ bản. Đó là nhu cầu sản xuất sạch và tiêu dùng sản phẩm sạch đã trở nên rất cấp thiết. Các tiến bộ khoa học công nghệ và thông tin cho phép nhận dạng, phân tích, truy xuất nguồn gốc, giám sát các cơ sở sản xuất. 

Theo ông Bùi Sỹ Lợi, công cụ hỗ trợ người tiêu dùng nhận biết thực phẩm an toàn hiện nay phát triển rất nhanh. Do đó, điều cần làm là khẩn trương xây dựng ý thức cộng đồng về an toàn thực phẩm.

Phát biểu tại lễ khai mạc chương trình tối 7-11, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công thương là 1 trong 3 cơ quan được Chính phủ giao triển khai công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. 

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải phát biểu khai mạc chương trình 

Trong thời gian tới, Bộ Công thương tiếp tục xác định công tác quản lý an toàn thực phẩm là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng.

Vì vậy, Bộ Công thương sẽ tập trung tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý; gắn trách nhiệm của người đứng đầu theo từng địa bàn, lĩnh vực phụ trách an toàn thực phẩm. Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến công tác phòng ngừa, chống sản xuất, kinh doanh hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm. Tiếp tục hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp  xây dựng mô hình thí điểm chợ an toàn thực phẩm và hỗ trợ doanh nghiệp kết nối tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn.

Người tiêu dùng ngày càng có nhiều công cụ theo dõi, truy xuất thực phẩm an toàn ảnh 3 Bộ Công thương trao kỷ niệm chương cho các đơn vị tham gia chương trình kết nối cung cầu thực phẩm an toàn

Bộ Công thương cam kết, bên cạnh ban hành, tổ chức thực hiện các chính sách quản lý về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực mà bộ này chịu trách nhiệm, Bộ Công thương sẽ tích cực triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, phân phối thực phẩm, bao gồm tư vấn xây dựng mô hình chuỗi cửa hàng, cơ sở kinh doanh thực phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm; tổ chức thêm nhiều hoạt động để tăng cường đưa hàng Việt Nam vào các chuỗi siêu thị của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam và đưa hàng Việt ra nước ngoài, thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; phối hợp với các bộ ngành kiểm soát và ngăn chặn tình trạng sản xuất, kinh doanh thực phẩm hàng giả, kém chất lượng, nhập lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Tin cùng chuyên mục