Nhà văn, dịch giả Trần Đình Hiến: Thiếu một chiến lược dịch

Ở tuổi ngoài 80 nhưng nhà văn, dịch giả Trần Đình Hiến còn rất nhanh nhẹn, hoạt bát; ông có thể ngồi cả ngày trao đổi về mọi vấn đề với người đối thoại. Ông đã có buổi trò chuyện cùng chúng tôi về một số vấn đề của văn học dịch.* Phóng viên:
Nhà văn, dịch giả Trần Đình Hiến: Thiếu một chiến lược dịch

Ở tuổi ngoài 80 nhưng nhà văn, dịch giả Trần Đình Hiến còn rất nhanh nhẹn, hoạt bát; ông có thể ngồi cả ngày trao đổi về mọi vấn đề với người đối thoại. Ông đã có buổi trò chuyện cùng chúng tôi về một số vấn đề của văn học dịch.

* Phóng viên:
Ông đánh giá thế nào về văn học dịch hiện nay của chúng ta?

* Nhà văn, dịch giả TRẦN ĐÌNH HIẾN: Văn học dịch của chúng ta hiện nay rất phong phú. Nhiều tác phẩm văn học hay của thế giới vừa mới ra mắt, sau đó đã thấy được dịch và xuất bản ở Việt Nam. Độc giả Việt Nam hôm nay nhanh chóng được tiếp cận với những tác phẩm hay của thế giới. Tuy nhiên, nhìn tổng thể văn học dịch của Việt Nam hãy còn lõm bõm lắm. Chúng ta tưởng đã biết được thế giới, thực ra thế giới còn rất mênh mông mà chúng ta cũng mới chỉ ở ngưỡng cửa mà thôi. Nền văn học của nhiều quốc gia đồ sộ, sâu sắc và nhiều tác phẩm hay lắm, sức chúng ta hiện nay chưa với tới được.

Nhà văn, dịch giả Trần Đình Hiến giới thiệu bản gốc cuốn “Báu vật của đời” của Mạc Ngôn.

Nhà văn, dịch giả Trần Đình Hiến giới thiệu bản gốc cuốn “Báu vật của đời” của Mạc Ngôn.

Dịch văn học như là cửa sổ nhìn ra thế giới, làm phong phú tâm hồn dân tộc. Không phải ngẫu nhiên các tác phẩm văn học lớn, hay của thế giới là không có quốc tịch; bởi những tác phẩm đó nó là sự đồng điệu của tâm hồn con người trên hành tinh này. Công việc dịch văn học ở nước ta chủ yếu do tự phát, ai biết ngoại ngữ nào, thích thì dịch và tìm cách xuất bản. Chúng ta không có một chiến lược dịch văn học, vì lẽ đó nên độc giả là người chịu thiệt thòi nhất. Tôi nghĩ chúng ta cần thiết phải có một chiến lược, một kế hoạch dịch đâu ra đấy. Đáng lẽ tất cả các tác phẩm nổi tiếng của thế giới phải có một kế hoạch dịch để có một bộ sách chuẩn về văn học nhân loại.

* Ông nói đến việc chúng ta thiếu một chiến lược dịch nhưng đầu năm 2010, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức hẳn hội nghị quốc tế về văn học dịch?

* Đúng thế. Nhưng sau hội nghị quốc tế với hàng chục quốc gia tham dự, tình hình văn học dịch vẫn chưa khá hơn. Ngay dự định thành lập trung tâm dịch thuật đến nay vẫn chưa thấy đâu.

* Là dịch giả hàng đầu về văn học Trung Quốc, đặc biệt ông là người đầu tiên và sớm nhất dịch những tác phẩm của nhà văn Mạc Ngôn (giải Nobel văn học năm 2012). Vì sao ông chọn Mạc Ngôn?

* Tôi dịch Mạc Ngôn từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước, phải đến năm 2001, cuốn Báu vật của đời của Mạc Ngôn mới ra mắt bạn đọc Việt Nam. Tôi đã đọc nhiều tác phẩm của Mạc Ngôn, nhưng tôi chọn dịch Báu vật của đời bởi tác phẩm có nhiều điểm giống với hoàn cảnh, xã hội, văn hóa Việt Nam. Những vấn đề Mạc Ngôn đặt ra trong tác phẩm là hiện thực cuộc sống của Trung Quốc. Tôi dịch Mạc Ngôn có lẽ do có sự đồng cảm, đến nay tôi đã dịch 6 tác phẩm của nhà văn lớn này. Đọc Mạc Ngôn, tôi cảm giác nhà văn này không giống người khác. Mạc Ngôn rất tài tình khi dựng lên bức tranh xã hội hiện thực mà không sa vào cực nọ hay cực kia….

* Được biết, ông là người đã sớm dự đoán nhà văn Mạc Ngôn sẽ đoạt giải Nobel?

* Từ năm 2001, khi ra mắt tác phẩm đầu tiên Báu vật của đời của Mạc Ngôn ở Việt Nam, tôi đã dự đoán thế, nhưng tôi mượn câu nói của một nhà văn Nhật nói: “Ở Trung Quốc người đoạt giải Nobel là Mạc Ngôn”. Hàng chục năm sau, nhận xét của Ủy ban giải thưởng Nobel hoàn toàn chính xác: “Ông viết về cuộc đấu tranh để tồn tại của những người nông dân quê ông. Đấu tranh để sống và quyền được sống. Ở cuộc đấu tranh đó, đôi khi cũng giành được chút thắng lợi, nhưng họ đã phải trả giá gần hết cuộc đời mình…”.

* Ông đánh giá thế nào về chất lượng văn học dịch hiện nay của nước ta?

* Khi có nhiều tác phẩm văn học của nước ngoài được dịch ở Việt Nam, đã góp phần nâng cao dân trí và sự tiếp cận với tinh hoa thế giới. Tôi cho rằng, hướng chọn dịch những tác phẩm hay của Công ty sách Nhã Nam là rất tốt. Hiện nay, thị trường sách dịch của ta, sách hay lẫn lộn sách tầm thường. Hiện tượng những tác phẩm hay không bán được, sách tầm thường thậm chí nhố nhăng thì bán chạy đang là thực tế đáng báo động. Độc giả mất phương hướng và ít có cơ hội chọn lựa. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ nguy hại đến vấn đề dân trí và thẩm mỹ…

* Ông có cho rằng dịch giả là quan trọng?

* Làm gì cũng thế thôi, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Người dịch văn học không chỉ giỏi ngoại ngữ là được, mà cái chính là nội hàm văn hóa của người dịch.

* Hiện nay ở Trung Quốc một số người đang lên tiếng xem xét lại giá trị những tác giả lớn của Trung Quốc, như Lỗ Tấn. Ông nhìn nhận vấn đề này ra sao?

* Không phải chỉ mình văn hào Lỗ Tấn, mà còn nhiều người nổi tiếng khác. Tôi nghĩ rằng nếu không sáng tạo, sáng tác được những tác phẩm mới nữa trong hoàn cảnh hiện tại thì sự khơi lại cũng làm cho văn học sống động và phát triển…

CAO MINH thực hiện

Tin cùng chuyên mục