Nhân ngày Hành động vì biến đổi khí hậu quốc tế 24-10: Đừng chỉ là hô khẩu hiệu

Thế giới trong những năm qua đã phải hứng chịu nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai bất thường, từ ngập lụt, hạn hán cho đến động đất, sóng thần, băng tan, nước biển dâng cao... dẫn đến sự thiếu lương thực, đói kém và dịch bệnh trên người và cả gia cầm, gia súc ở nhiều nơi trên thế giới. Riêng ở Việt Nam, trong những năm gần đây, cường độ và tần suất xuất hiện các cơn bão đang trở nên ngày càng cao, khiến nhiều người dù tinh thần lạc quan đến đâu cũng phải tỏ thái độ quan ngại.
Nhân ngày Hành động vì biến đổi khí hậu quốc tế 24-10: Đừng chỉ là hô khẩu hiệu

Thế giới trong những năm qua đã phải hứng chịu nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai bất thường, từ ngập lụt, hạn hán cho đến động đất, sóng thần, băng tan, nước biển dâng cao... dẫn đến sự thiếu lương thực, đói kém và dịch bệnh trên người và cả gia cầm, gia súc ở nhiều nơi trên thế giới. Riêng ở Việt Nam, trong những năm gần đây, cường độ và tần suất xuất hiện các cơn bão đang trở nên ngày càng cao, khiến nhiều người dù tinh thần lạc quan đến đâu cũng phải tỏ thái độ quan ngại.

Triều cường gây ngập một số tuyến đường tại TPHCM. Ảnh: DIỄM THY

Triều cường gây ngập một số tuyến đường tại TPHCM. Ảnh: DIỄM THY

Rõ ràng, chúng ta đang phải đứng trước một hiểm họa không nhỏ, khi mà từ hơn chục năm trở lại đây, các quy luật thời tiết ngày càng trở nên khác thường và khó dự đoán hơn. Đó là những biểu hiện của hậu quả mà chúng ta đang phải hứng chịu từ biến đổi khí hậu (BĐKH), mà tự bản thân nó, cũng là hệ quả từ một loạt hành động sai lầm của con người chúng ta đã và vẫn đang làm, đang diễn ra mỗi ngày như phát thải CO2 quá mức, đốn rừng, khai thác tài nguyên vượt mức phục hồi…

BĐKH kéo theo hàng loạt vấn đề liên quan, không chỉ ở các hiện tượng thời tiết khác thường. Nói về BĐKH, Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon cho rằng: “BĐKH cũng khiến nhân loại phải đối mặt với những đe dọa to lớn như chiến tranh, đó không chỉ là vấn đề môi trường, mà còn là mối đe dọa toàn diện, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đến tình hình cung cấp lương thực toàn cầu, vấn đề di dân và đe dọa nền hòa bình, an ninh thế giới”.

Khi nhìn lại những thay đổi của thời tiết trong thời gian qua, chúng ta hẳn phải giật mình. Tuy nhiên, cái giật mình đó liệu có phải thực sự là hồi chuông cảnh báo về những gì đang diễn ra? Thế giới vẫn chưa có sự đồng thuận đáng phải có trong cuộc chiến chống BĐKH, khi các nước lớn, đặc biệt là Mỹ, vẫn không chịu đặt bút ký tham gia vào Nghị định thư Kyoto, vốn sắp hết hiệu lực vào cuối năm nay. Chúng ta không thể tiếp tục với lối suy nghĩ xem đó như là một thứ gì mơ hồ, xa xăm mà là những vấn đề liên quan trực tiếp, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống chúng ta mỗi ngày.

Trong vòng 100 năm nữa, nếu thế giới không tích cực có giải pháp hạn chế hiệu ứng nhà kính và nhiệt độ trái đất nóng thêm 20C thì chắc chắn, ở Việt Nam, nước biển sẽ dâng lên chừng 1m. Trong trường hợp này, 3/4 đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long sẽ bị ngập, sản lượng lương thực của chúng ta bị mất ít nhất 10% và khoảng 10% dân số Việt Nam sẽ mất công ăn việc làm.

Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.000km, 28 tỉnh TP giáp biển, mỗi năm xuất khẩu chừng 5 triệu tấn gạo, vài triệu tấn hải sản, hạt điều, cà phê... nuôi một phần nhân loại. Nếu nước biển dâng, chúng ta phải cắt phần xuất khẩu này. Nhưng có nghịch lý là BĐKH cũng sẽ gây hạn hán, nhiều vùng của nước ta sẽ bị sa mạc hóa, không trồng trọt được.

Một khi đã nhận hệ quả từ những hành động mà chúng ta đã làm, thực tế đâu cho chúng ta chỉ một cái giật mình? Vậy nên, trước khi quá muộn, cuộc chiến chống BĐKH xin đừng chỉ là hô to khẩu hiệu.

350 phần triệu là những gì nhiều nhà khoa học, các chuyên gia khí hậu và chính phủ các nước hiện nay cho là giới hạn trên an toàn khí CO2 trong khí quyển của chúng ta. Chính vì vậy, một chiến dịch mang tên 350.org đã được triển khai trên phạm vi toàn cầu và lấy ngày 24-10 hàng năm là Ngày quốc tế hành động vì biến đổi khí hậu.

HIẾU THƯỢNG

Tin cùng chuyên mục