Nhật ký các môn thi đấu của đoàn Việt Nam ngày 14-11

Bắn súng
Nhật ký các môn thi đấu của đoàn Việt Nam ngày 14-11

Bắn súng: Việt Nam xếp thứ 5 đồng đội súng ngắn hơi

Nội dung 10m súng ngắn hơi đồng đội nam, tuyển Việt Nam với các xạ thủ Hoàng Xuân Vinh, Trần Quốc Cường, Nguyễn Mạnh Tường chỉ xếp thứ 5/12 đội, với tổng 1713 điểm. Đoạt HCV nội dung này là đoàn Hàn Quốc, 1746 điểm. Thua đúng 3 điểm so với đội Hàn Quốc, chủ nhà Trung Quốc hậm hực xếp thứ nhì (1743 điểm). Đứng vị trí thứ ba là Nhật Bản (1724đ).

Cũng nội dung này, nhưng ở các vị trí đơn, Hoàng Xuân Vinh có thứ hạng cao nhất của đội Việt Nam, xếp thứ 10 (578 điểm), Trần Quốc Cường xếp thứ 17 và Nguyễn Mạnh Tường xếp vị trí 37/50. Vô địch nội dung này là Lee Daemyung (Hàn Quốc): 685,8 điểm.

Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh. Ảnh: Hồng Long

Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh. Ảnh: Hồng Long

Trong khi đó, ở nội dung 10m súng ngắn hơi, đội nữ Việt Nam xếp hạng 11/13 đội, với 1106 điểm. Đoạt HCV nội dung này là đội Hàn Quốc (1141 điểm). Nội dung 10m súng ngắn hơi đơn nữ, các tay súng Việt Nam xếp thứ hạng khá thấp, cao nhất là Nguyễn Thu Vân đứng thứ 17, Đặng Lê Ngọc Mai hạng 39 và Phạm Thị Hà xếp thứ 48/52 VĐV. HCV nội dung này là Gim Yunmi (Hàn Quốc) với 483,3 điểm.

T.TH

Bơi lội: Loại sạch!

Khổ với xe bus báo chí

Từ Trung tâm báo chí Asian Games 16, cứ 30 phút lại có một chuyến xe xuất bến để đến các địa điểm thi đấu, và ngược lại. Tuy nhiên, chiều qua, chuyến xe đến nơi thi đấu môn wushu phải 2 giờ mới có 1 chuyến. 

Với lịch trình như thế khiến cánh phóng viên đã rất vất vả khi tìm phương tiện để di chuyển đến địa điểm thi đấu này để tác nghiệp. Do vậy, nhiều phóng viên đành bấm bụng gọi taxi để đi, nhưng ở khu ngoại ô này cũng rất khó kiếm xe.

Sáng qua, 4 kình ngư Việt Nam đã bước vào đợt thi vòng loại của 3 nội dung thi đấu, trong đó có cả “ếch nhỏ” Nguyễn Hữu Việt. Thế nhưng, tất cả đã bị những đối thủ sừng sỏ của châu lục quạt… văng hết lên bờ ngay từ vòng ngoài.

Nội dung 100m bướm, hai tay bơi Hoàng Quý Phước và Võ Thái Nguyên tranh tài ở đợt bơi thứ 4. Tuy nhiên, Quý Phước và Thái Nguyên đã chia nhau hai vị trí cuối của đợt này ở hạng 5 và 6, với thành tích lần lượt 56"53 (Quý Phước) và 57"26 (Thái Nguyên). Đoạt HCV nội dung này là Zhou Jiawei (Trung Quốc): 51"83.

Ở 200m ếch nữ, kình ngư trẻ Nguyễn Kim Tuyến đã “không chịu nổi nhiệt” trước các tay bơi hàng đầu châu Á khi chỉ về thứ 6 của đợt thi vòng loại đầu tiên, thành tích 2’30"87, trong khi người về đầu ở vòng loại là Sakai Shiho (Nhật Bản) với thành tích khá hết hồn: 2’09"68. Vì thế, việc Tuyến bị loại là đương nhiên.

Tuy nhiên, vòng chung kết diễn ra chiều qua, tay bơi Zhao Jing (Trung Quốc) đã khiến mọi người phải kinh ngạc hơn khi về đích sau 2’06"46, thành tích này của cô đã lập một kỷ lục châu Á mới, vì đã xô đổ thông số 2’07"13 của tay bơi Nakamura (Nhật Bản) lập cách đây 2 năm tại Olympic Bắc Kinh.

Gương mặt được chú ý nhất sáng qua của đội tuyển bơi Việt Nam là đương kim vô địch SEA Games Nguyễn Hữu Việt. Tuy nhiên, nội dung 50m ếch  không phải là thế mạnh của anh, nên Việt chỉ về thứ 5 ở đợt bơi thứ 4 vòng loại, thành tích 29"45, và bị loại là không lạ. Vô địch Á vận hội là Xie Zi (Trung Quốc): 27"80.

Đ.T

Bóng bàn: Nam, nữ cùng dừng bước

Ở trận đấu quyết định tấm vé vào tứ kết với Thái Lan, tưởng chừng như các tay vợt Việt Nam sẽ gây được bất ngờ, bởi trận tiên phong, Mai Hoàng Mỹ Trang chơi quá xuất sắc. Thế nhưng, 2 tay vợt giàu kinh nghiệm của Thái Lan là Nanthana Komwong và Anisara Muangsuk tiếp tục khẳng định họ vẫn vượt trội so với các tay vợt Việt Nam.

Ga lăng

Sau khi giành được chiếc HCĐ, võ sĩ Nguyễn Mạnh Quyền đã rất nhiệt tình chạy vào tận trong nhà ăn của làng VĐV để chiêu đãi các phóng viên (đi nhờ xe về làng rồi tìm đường trở về trung tâm báo chí) nhiều hộp thức ăn nhanh. Đồng thời, chàng võ sĩ này hóm hỉnh gợi ý… xin ảnh các phóng viên khoảnh khắc anh đang thi đấu để làm kỷ niệm. Dĩ nhiên, lời đề nghị của Quyền chỉ là chuyện nhỏ.

Sau đúng 40 phút đôi công đầy chật vật, Mỹ Trang mới thắng được tay vợt mới 16 tuổi Susathini Sawettabut với tỷ số 3-2 (8/11, 11/7, 8/11, 11/7, 11/9). Tuy nhiên, ngay sau đó, tay vợt số 2 là Mai Xuân Hằng lại để thua khá chóng vánh 0-3 (6/11, 5/11 và 7/11) trước Nanthana Komwong, nên đánh mất lợi thế đáng kể mà Mỹ Trang tạo được trước đó.

Ở trận thứ 3, Phạm Thị Thiên Kim thậm chí còn thua quá tệ trước Anisara Muangsuk với tỷ số 3-0 (3/11, 2/11 và 3/11). Dù đã gồng hết mình, nhưng tay vợt chủ lực Mỹ Trang cũng chỉ tìm được 1 ván thắng trong cuộc đọ sức với Nanthana, trước khi chịu dừng bước ở tỷ số 1-3 (5/11, 8/11, 11/7 và 7/11).

Chính vì thế, dù đã vượt qua tuyển Nepal 3-0 ở trận đấu trước đó, nhưng đội nữ Việt Nam chỉ xếp hạng 3 ở bảng C, và mất quyền vào tứ kết.

Ở nội dung đồng đội nam, Việt Nam cũng đã chơi thiếu thuyết phục trong cuộc đối đầu với Ấn Độ. Tay vợt Trần Tuấn Quỳnh nhận nhiệm vụ tiên phong, nhưng chỉ thắng được Achanta 1 ván, rồi chịu thua chung cuộc 1-3.

Đoàn Kiến Quốc thiết lập lại thế cân bằng cho Việt Nam với trận thắng 3-1 trước Arputharaj.

Tay vợt Mai Hoàng Mỹ Trang trong trận thắng Susathinai của Thái Lan. Ảnh: B.Nhật

Tay vợt Mai Hoàng Mỹ Trang trong trận thắng Susathinai của Thái Lan. Ảnh: B.Nhật

Ở trận thứ ba, Phan Huy Hoàng thất bại 1-3 trước Roy Soumyadeep, khiến Kiến Quốc bước vào trận đấu quyết định với Achanta khá căng thẳng. Giằng co trong suốt 2 ván đầu tiên, nhưng đều thất bại, Kiến Quốc chỉ có thể hạ đối thủ ở ván thứ 3, rồi thua nhanh ở ván cuối, khép lại trận thua chung cuộc 1-3 trước Ấn Độ.

Trận thua này cũng kéo các tay vợt nam Việt Nam khỏi tham vọng giành vé vào vòng tứ kết nội dung đồng đội.

NGUYÊN KHANG

Cử tạ: Tạ đè…

Cử tạ Việt Nam chỉ tranh tài với duy nhất lực sĩ Nguyễn Thị Thủy ở hạng cân 53kg nữ trong ngày thi đấu hôm qua. Thế nhưng, có vẻ như những chiếc tạ ở sân chơi Asian Games quá nặng với cô gái trẻ này, khi ở nội dung cử đẩy, Thủy phải đến lần thứ 3 mới nâng nổi mức tạ 75kg, và ở nội dung cử giật, cô chỉ nâng được 105kg, trong khi 2 lần sau đó đều bị mức tạ 110 và 112kg “đè” chúi nhủi. Kết quả, Thủy xếp áp chót ở đợt chung kết B, và đương nhiên… bị loại.

T.TH

Dancesports: Nhảy…không ra vàng!

Ăn uống tại cửa an ninh.

Số là một số phóng viên có mang theo chai nước suối và thức ăn nhanh để bổ sung năng lượng khi tác nghiệp, nhưng khi đến cửa an ninh của một số địa điểm Asian Games, các nhân viên an ninh đều bắt các phóng viên phải sử dụng ngay trước mặt những món đồ mang theo này. Có lẽ BTC Asian Games 16 nên xem xét lại vấn đề này, bởi quy định trái khoáy này gây không ít bực dọc và phản cảm với cánh truyền thông quốc tế.

Câu hỏi “liệu dancsports có nhảy… ra HCV ở Asian Games 16 hay không?” rốt cuộc đã có lời giải đáp là sự thất bại hoàn toàn của cả 4 cặp nhảy của Việt Nam ở giải đấu.

Trong nước, họ là những người gây thanh thế bằng nhiều HCV tại các giải quốc nội nhưng trước các đối thủ từ Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc hay Kazakhstan thì chúng ta thua ở khoảng cách kỹ thuật quá xa.

Cặp Nguyễn Hải Anh/Nguyễn Trọng Nhã Uyên được kỳ vọng nhất, tuy nhiên, ở ngày thi đấu hôm 13-11, đôi nhảy của Việt Nam chỉ đạt thành tích tốt nhất là lọt vào chung kết thể loại Standard ở các điệu tango và quick step.

Tự tin nhập cuộc nhưng Hải Anh và Nhã Uyên vẫn thua đối thủ hẳn về kỹ thuật nên đành hài lòng với vị trí chót bảng 6/6 đôi thi đấu tại mỗi điệu nhảy. Trong khi đó, ở ngày thi đấu hôm qua, cặp Ngô Minh Đức/Cao Thị Vân Diễm cũng không khá hơn khi chỉ đứng vị trí 6/6 ở tứ kết Latin điệu cha cha cha, qua đó bị loại. Cùng kết quả với họ là cặp Phạm Trí Thành/Bùi Diễm Quỳnh ở nội dung Latin điệu paso doble và jive.

Dancesports đã kết thúc sau 2 ngày thi đấu (13, 14-11) và Việt Nam rời giải với tay trắng.

MINH CHIẾN

Cờ vua: Lê Quang Liêm tạm dẫn đầu bảng xếp hạng

Ở giải nam cờ nhanh cá nhân, Lê Quang Liêm (elo 2689, hạt giống số 1) thắng Kazhgaleyev Murtas (2623, Kazakhstan) và Nguyễn Ngọc Trường Sơn (2628) hòa Filippov Anton (2620, Uzbekistan) ở ván 3.

Quang Liêm tiếp tục giữ vững ưu thế khi đánh bại Ganguly Surya Shekhar (2644, Ấn Độ) ở ván thứ 4, còn Trường Sơn lại thúc thủ trước Kasimdzhanov Rustam (2685, Uzbekistan). Sau 4 ván, Quang Liêm (4 điểm) dẫn đầu bảng xếp hạng và Trường Sơn mới được 2,5 điểm, rơi xuống hạng 16.

Ván 3, Phạm Lê Thảo Nguyên (2337) thắng Zhu Chen (2477, Qatar), Hoàng Thị Bảo Trâm (2271) thua Zhao Xue (2474, Trung Quốc) ở giải nữ. Đến ván 4, Thảo Nguyên thua Hou Yifan (2591, Trung Quốc) trong lúc Bảo Trâm dễ dàng đánh bại Mir Mahmoud Afamia (2010, Syria). Kết thúc ván 4, tuy cùng 3 điểm nhưng Thảo Nguyên đứng hạng 3 còn Bảo Trâm hạng 6 do kém hệ số phụ.

Hôm nay (15-11), Quang Liêm sẽ gặp kỳ phùng địch thủ Bu Xiangzhi (2680, Trung Quốc) ở ván 5 và Trường Sơn đối đầu cùng Al-Sayed Mohammed (2502, Qatar). Ở giải nữ, Bảo Trâm sẽ gặp Zhao Chen (2477, Qatar) và Thảo Nguyên so tài cùng Tania Sachdev (2385, Ấn Độ).

Cờ tướng: Nguyễn Thành Bảo thắng tiếp ván thứ 2

Xe dù đắt khách

Trong lúc di chuyển đến những địa điểm cách xa đường lớn và không thể đón taxi, nên những chiếc xe dù của người dân trở nên đắt khách, và đó chính là phương tiện duy nhất để các phóng viên có thể trở về nhà sau khi tác nghiệp xong vào lúc nửa đêm.

PHẠM HÀ

Ở ván thứ 2 cờ tiêu chuẩn, kỳ thủ Nguyễn Thành Bảo giành trận thắng thứ 2 sau khi đánh bại Hong Jackson (Philipines) còn Lại Lý Huynh cầm hòa Wu Kui Lin (Đài Loan).

Một đối thủ nặng ký của Việt Nam là danh kỳ LV Qin (Trung Quốc) đã bị Woo Alvin Tsung Han (Singapore) cầm hòa. Trong khi đó, Ngô Lan Hương thắng đồng đội Hoàng Hải Bình.

Sau 2 ván, 2 kỳ thủ Trung Quốc là Wang Lina và Tang Dan tạm dẫn đầu bảng xếp hạng với 4 điểm; Ngô Lan Hương 2 điểm, hạng 4 và Hoàng Hải Bình 0 điểm, hạng 7.

Hôm nay, giải thi đấu ván 3. Nguyễn Thành Bảo gặp đồng đội Lại Lý Huynh còn cả 2 kỳ thủ nữ Việt Nam đều đối đầu với 2 kỳ thủ khá cứng cựa của Đài Loan-Trung Quốc: Hoàng Hải Bình - Gao Yi Ping và Pen Jou An - Ngô Lan Hương.

Billiards&snooker: Pool 9 bi nữ - Dương Thúy Vy vào vòng 16

Ngày thi đấu thứ 2, Việt Nam có 3 tay cơ tham gia tranh tài. Sau khi thắng Kanjanastri Nitiwat (Thái Lan) 7-5 trong ngày thi đấu đầu tiên, Nguyễn Phúc Long đã thua Nasution Irsal Afrinnaza (Indonesia) 5-7 ở nội dung pool 8 bi cá nhân nam. Nội dung pool 8 bi cá nhân nữ: Dương Thúy Vy đã vượt qua Mitsuoka (Nhật Bản) với tỷ số 5-3, lọt vào vòng 16; Đoàn Ngọc Lệ thua Chou Chieh Yu (Đài Loan) 2-5.

Hôm nay, Thúy Vy và Ngọc Lệ sẽ thi đấu vòng loại snooker 6 bi đỏ: Thúy Vy - Hoe Shu Wah (Singapore), Ngọc Lệ - Viswanathan Pillai Vidya (Ấn Độ) và pool 9 bi cá nhân nữ: Thúy Vy - Najeeb Nuzrath (Maldives), Ngọc Lệ - Battulga Uyanga (Mông Cổ).

Đặc biệt 2 niềm hy vọng của Việt Nam là Lý Thế Vinh và Dương Anh Vũ sẽ bước vào vòng loại carom 3 băng: Thế Vinh gặp Luat Rodolfo (Philippines) và Anh Vũ so tài cùng Abdulmajeed Bashar Hussain (Qatar). Căn cứ theo trình độ kỹ thuật, 2 tay cơ của chúng ta hoàn toàn đủ khả năng vượt qua vòng đấu này.

H.TH

JUDO: Sáng hôm qua, 14-11, môn judo đã bước vào ngày tranh tài thứ 2. Ở hạng cân -70 kg nữ, HCV SEA Games 23 Nguyễn Thị Như Ý đã thua ippon trước Uradabayeva Maria của Kazakhstan. Trong khi đó, hạng cân -81 kg nam, võ sĩ trẻ Lê Khắc Nhân cũng không thể trụ nổi trước Takamatshu (Nhật Bản) và sớm dừng cuộc chơi. 4 HCV trong ngày đấu này được chia đều cho 2 đoàn Nhật Bản và Hàn Quốc.

P.HÀ

Các kỷ lục trong ngày 14-11

* Bơi lội: Park Taehwan (Hàn Quốc) đạt thành tích 1:44.85 ở cự ly 200 mét tự do cá nhân nam; Zhao Jing (Trung Quốc) đạt thành tích 2:06:46 ở cự ly 200 mét ngửa cá nhân nữ - tất cả đều phá kỷ lục châu Á.

* Đua xe đạp: Jang Sunjae (Hàn Quốc) đạt thành tích 4:26.089 ở nội dung đuổi bắt cá nhân nam; Jiang Fan (Trung Quốc) đạt thành tích 3:37.105 ở thành tích đuổi bắt cá nhân nữ - tất cả đều phá kỷ lục châu Á.

* Cử tạ: Li Ping (Trung Quốc) nâng được mức tạ 103 kg - phá kỷ lục thế giới về cử đẩy (kỷ lục cũ thuộc về Ri Song Hui của CHDCND Triều Tiên: 102 kg, lập được hồi năm 2002).

H.D

Tin cùng chuyên mục