Như dao hai lưỡi

Chủ động lượng hàng bán ra, gần như điều tiết thị trường hồ tiêu thế giới, nông dân là người hưởng lợi nhiều nhất, nhiều ngành hàng nông sản khác đang mơ ước về điều này. Nhưng hồ tiêu cũng là ngành hàng “ngược đời” như cách nói của ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) khi khái niệm “cánh đồng lớn”, VietGAP, GlobalGAP, 4C… chưa phải là điều quan tâm chính của nông dân, bởi với tình hình hiện nay họ đang có nhiều lợi thế. Ngành hàng này còn nhiều dư địa để gia tăng kim ngạch, như làm hàng chất lượng cao để bán giá tốt hơn.

Chủ động lượng hàng bán ra, gần như điều tiết thị trường hồ tiêu thế giới, nông dân là người hưởng lợi nhiều nhất, nhiều ngành hàng nông sản khác đang mơ ước về điều này. Nhưng hồ tiêu cũng là ngành hàng “ngược đời” như cách nói của ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) khi khái niệm “cánh đồng lớn”, VietGAP, GlobalGAP, 4C… chưa phải là điều quan tâm chính của nông dân, bởi với tình hình hiện nay họ đang có nhiều lợi thế. Ngành hàng này còn nhiều dư địa để gia tăng kim ngạch, như làm hàng chất lượng cao để bán giá tốt hơn.

Hiện giá hồ tiêu Việt Nam vẫn thấp hơn Ấn Độ, Malaysia… từ 1.000 - 2.000USD/tấn, nhưng bà con chưa quan tâm nhiều đến sự thay đổi, bởi xét về giá trị kinh tế, lợi nhuận cao là yếu tố quyết định, khi năng suất 4-5 tấn/ha trở lên, phần giá trị thu được trên 1ha vẫn cao hơn nhiều so với năng suất 2 tấn/ha với những vườn trồng hồ tiêu bền vững hay dưới 1 tấn/ha của các nước, nên vấn đề VSATTP đang bị xem nhẹ.
 
Nhưng ngay tại hội nghị thường niên ngành hàng hồ tiêu tuần qua, nhiều ý kiến canh cánh nỗi lo về sự ngược đời này. Ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (tỉnh Gia Lai) băn khoăn, diện tích, sản lượng tăng nhanh quá làm cho chính sách và cả doanh nghiệp theo không kịp nên có nhiều chuyện phát sinh.

Theo ông Bính, có thể giá hồ tiêu thời gian trước mắt khó giảm mạnh, nhưng điều đó không có nghĩa sẽ luôn đứng ở mức cao. Nếu việc tự phát trồng mới không được kiểm soát, diện tích sẽ thêm 100.000ha, tổng sản lượng hồ tiêu Việt Nam có thể vượt 200.000 tấn. Khi đã vượt quá ngưỡng cung cầu thế giới thì khi đó sẽ là thảm họa. Những điều này đa phần nông dân không biết. Vì vậy, VPA, nhà nước phải biết lường trước các tình huống.
 
Đồng quan điểm này, ông Bạch Thanh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Phát triển cộng đồng (CDC) cho rằng, thách thức thực sự của ngành hồ tiêu là tồn dư hóa chất BVTV. Nếu không có giải pháp hữu hiệu, tiếp theo thời kỳ vàng của hồ tiêu Việt Nam sẽ là giai đoạn đen tối. Chạy theo năng suất là con dao 2 lưỡi mà Indonesia, Brazil từng gặp phải như vài chục năm trước. Bài học của ngành hồ tiêu Malaysia đi vào hướng hữu cơ, VSATTP nhắm vào thị trường khó tính nhưng giá trị cao gấp 2,6 lần so với giá hồ tiêu thường là Nhật Bản.

Việc chạy theo các chứng nhận chất lượng: UTZ, 4C, GAP không phù hợp với hồ tiêu. Vấn đề ở đây là phải tính tới việc liên kết trong sản xuất giữa các nông hộ cũng như với doanh nghiệp để tạo ra chuỗi, quản lý cho được từ giống, sản xuất, sau thu hoạch đến chế biến xuất khẩu. Cần kiểm soát được dư lượng hóa chất BVTV. Đó là điểm hạn chế mà ngành hàng hồ tiêu, VPA, địa phương cũng như Bộ NN-PTNT phải quyết tâm làm. Có ý kiến cho rằng, vấn đề này cần có sự vào cuộc của Chính phủ, bởi đây là uy tín quốc gia.
 
Ông Đỗ Hà Nam cho rằng, dù khó khăn nhưng vẫn phải làm cho được hồ tiêu bền vững. Mưa dầm cũng đến lúc thấm đất. Trước hết, nhờ lợi thế vùng nguyên liệu và sản lượng khá lớn, có thể đầu tư xây dựng mô hình liên kết như cách làm của HTX Lâm San, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai với 10% xã viên và 100/1.200ha làm hồ tiêu sạch. Đó là những mô hình, khi thành công, với giá bán cao vào thị trường khó tính sẽ là minh chứng thuyết phục nông dân làm theo như cách làm khi xây dựng thương hiệu hồ tiêu Chư Sê, giá bán hiện nay là cao nhất. Chỉ sản phẩm tốt mới có giá tốt. Đó là những mô hình khởi điểm để tìm lối thoát cho vấn nạn dư lượng thuốc BVTV và truy xuất nguồn trong hồ tiêu.

ĐĂNG LÃM

Tin cùng chuyên mục