Nói không với trợ cấp xăng dầu

Đến ngày 1-2-2010, đã có 55 nước nộp cam kết cắt giảm khí thải lên LHQ theo yêu cầu của Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu tại Copenhagen vào tháng 12-2009. Những nước đã nộp cam kết có tổng lượng khí thải chiếm ¾ tổng số lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu.

Đến ngày 1-2-2010, đã có 55 nước nộp cam kết cắt giảm khí thải lên LHQ theo yêu cầu của Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu tại Copenhagen vào tháng 12-2009. Những nước đã nộp cam kết có tổng lượng khí thải chiếm ¾ tổng số lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu.

Riêng với Mỹ, nước có lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới, cam kết cắt giảm 28% lượng khí thải này vào năm 2020. Song song với cam kết này, Tổng thống Mỹ Barack Obama lần thứ hai đã yêu cầu Quốc hội chấm dứt trợ cấp cho các công ty khí đốt và xăng dầu, trong đó có cả các loại thuế được miễn giảm cho các công ty khai thác dầu và khí đốt trong nước. Ông cho rằng, đây cũng là hành động chống biến đổi khí hậu.

Theo Reuters, Chính phủ của ông Obama cho rằng, việc loại trừ trợ cấp trên sẽ “đẩy mạnh cho việc hình thành một nền kinh tế với năng lượng sạch trong tương lai cũng như giảm sự lệ thuộc của người Mỹ vào nhiên liệu hóa thạch”. Nếu được Quốc hội thông qua, đề nghị của Tổng thống Obama sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-1-2011 giúp tiết kiệm 36,5 tỷ USD trong vòng 10 năm.

K.MINH

Tin cùng chuyên mục