Nụ cười trở lại

Hôm Pháp thắng Đức ở bán kết, khu vực đại lộ Champs Elysees và Khải hoàn môn có hàng trăm ngàn người tập trung ăn mừng. Khu fanzone dưới chân tháp Effeil có đến 90.000 người tham dự. Bầu không khí lúc đó chẳng kém gì cái ngày Pháp vô địch World Cup 18 năm trước. May mà cuộc vui không kéo dài sang ngày thứ hai bởi người ta nhớ ra rằng Pháp vẫn còn 1 trận đấu.

Thư nước Pháp

Hôm Pháp thắng Đức ở bán kết, khu vực đại lộ Champs Elysees và Khải hoàn môn có hàng trăm ngàn người tập trung ăn mừng. Khu fanzone dưới chân tháp Effeil có đến 90.000 người tham dự. Bầu không khí lúc đó chẳng kém gì cái ngày Pháp vô địch World Cup 18 năm trước. May mà cuộc vui không kéo dài sang ngày thứ hai bởi người ta nhớ ra rằng Pháp vẫn còn 1 trận đấu.

Đấy là lý do mà chính quyền Paris đã quyết định bố trí 3.400 nhân viên an ninh phong tỏa đại lộ Champs Elysees cùng Khải hoàn môn ngay sau trận chung kết và kéo dài đến tận đêm thứ Hai vì dự báo sẽ có hơn 1 triệu người Pháp tổ chức diễn hành nếu như Pháp đăng quang. Rõ ràng, dù Pháp thắng hay thua thì chắc chắn sự lạc quan trong cuộc sống cũng đã trở lại với người Pháp, theo một cách hòa hợp và chia sẻ nhất.

Pháp là một đất nước có đặc thù về bóng đá. Năm 2010, sự cố nội bộ nghiêm trọng tại Nam Phi đã từng được đưa vào Quốc hội để tranh luận bởi nó động chạm đến vấn đề khá nhạy cảm: sự chia rẽ và sắc tộc. Tại sao khi Pháp thành công, người ta hay nói nhiều về tính thống nhất quốc gia, sự đoàn kết của dân tộc?

Ngoài bóng đá, nước Pháp còn 2 môn thể thao được yêu mến khác là bóng ném và bóng rổ nhưng vượt quá tầm vóc của một môn chơi, bóng đá là một thành tố gây tranh cãi của xã hội Pháp. Nếu bóng đá vốn được xem là môn chơi của thợ thuyền, người lao động, phần lớn các CLB vĩ đại của bóng đá thế giới, được thành lập bởi những người công nhân thì ở Pháp, một quốc gia không phát triển bằng các nghành công nghiệp, bóng đá dường như đại diện cho tầng lớp trung lưu. Thế nên, khi đội tuyển Pháp giành chức vô địch World Cup với 50%  cầu thủ là con cháu của dân nhập cư, người ta khẳng định đó không chỉ là một thành tựu của thể thao mà còn là của cả xã hội nước Pháp. Nói đúng hơn, chỉ khi nào vai trò của những "tầng lớp thứ 2" nổi trội tại đội tuyển thì nước Pháp mới có cơ hội thành công trong bóng đá và thành công  đó, được xem là minh chứng cho sự thống nhất, đoàn kết của một quốc gia. Nó mới khiến cho cả nước vui mừng sau chiến thắng.

Tại EURO năm nay, đội tuyển Pháp có 10/23 cầu thủ có gốc châu Phi, 1 người có nguồn gốc Việt Nam (Cabaye), 1 là con cháu của người du mục (Gignac). HLV Deschamp đã nói: “Đội tuyển được yêu mến đơn giản vì chúng tôi đã cố gắng làm điều đó”. Thành công của Les Blues, chưa cần tính đến trận chung kết, đó chính là cách mà họ đem lại nụ cười cho người dân của mình.

LONG KHANG (từ Paris)

Tin cùng chuyên mục