Ô nhiễm tấn công kinh tế

Theo tờ Le Monde, nước Pháp đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng nhất 10 năm qua. Paris, Lyon, Marseille và nhiều TP lớn khác của Pháp phải chịu ô nhiễm không khí mùa đông ở mức cao đỉnh điểm, buộc nhà chức trách nước này phải triển khai biện pháp cho ô tô lưu thông luân phiên theo biển số chẵn - lẻ ở Paris và các vùng phụ cận, đồng thời miễn phí giao thông công cộng cho người dân. Đây là lần thứ 4 trong vòng 20 năm, Pháp áp dụng biện pháp này để hạn chế ô nhiễm không khí trong những ngày ô nhiễm lên mức đỉnh điểm.

Theo tờ Le Monde, nước Pháp đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng nhất 10 năm qua. Paris, Lyon, Marseille và nhiều TP lớn khác của Pháp phải chịu ô nhiễm không khí mùa đông ở mức cao đỉnh điểm, buộc nhà chức trách nước này phải triển khai biện pháp cho ô tô lưu thông luân phiên theo biển số chẵn - lẻ ở Paris và các vùng phụ cận, đồng thời miễn phí giao thông công cộng cho người dân. Đây là lần thứ 4 trong vòng 20 năm, Pháp áp dụng biện pháp này để hạn chế ô nhiễm không khí trong những ngày ô nhiễm lên mức đỉnh điểm.

Ở Paris và các vùng phụ cận trong những ngày này, ngành đường sắt thiệt hại tới 4 triệu EUR/ngày, trong khi các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa thất thu trung bình tới 90 triệu EUR/ngày. Nhìn rộng hơn, theo một báo cáo của ủy ban điều tra của Thượng viện, ô nhiễm không khí nói chung tác động tiêu cực tới toàn bộ nền kinh tế, khiến nước Pháp thiệt hại tới hơn 100 tỷ EUR/năm, tương đương hơn 30% ngân sách quốc gia; không chỉ do chi phí chăm sóc sức khỏe tăng mà còn do năng suất lao động giảm, số ngày người lao động nghỉ làm vì phải nhập viện điều trị bệnh tăng cao, thêm nữa là thiệt hại về hệ sinh thái và nông nghiệp. Trong đó, số ngày nghỉ của người lao động do ô nhiễm môi trường lên tới 650.000 ngày/năm. Về sản xuất nông nghiệp, ô nhiễm không khí đã khiến sản lượng lúa mì ở vùng phụ cận Paris giảm 10% so với các khu vực không bị ô nhiễm.

Không chỉ thiệt hại về kinh tế, một nghiên cứu của Hiệp hội Sức khỏe công của Pháp công bố hồi cuối tháng 6 vừa qua cho hay, có tới 48.000 người chết sớm mỗi năm do ô nhiễm không khí. Theo tổ chức này, ô nhiễm không khí được xếp hàng thứ 3 trong số các nguyên nhân gây tử vong tại Pháp, đứng sau thuốc lá và rượu. Nghiên cứu trên chỉ rõ, các hạt bụi siêu nhỏ có đường kính dưới 2,5 micromet (PM 2,5) lẫn trong không khí, xâm nhập sâu trong hệ thống hô hấp và gây ra các bệnh lý, dẫn đến tình trạng giảm tuổi thọ 30, thậm chí 32 năm đối với những người sống tại các TP nhỏ của Pháp bị ô nhiễm nặng.

Một vài TP nằm gần khu công nghiệp như xung quanh hồ Berre ở vùng Bouches-du-Rhône hay ở miền Đông của nước Pháp cũng trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, mức độ trung bình của PM 2,5 chỉ nên dừng ở mức 10 microgam/m3, ở khu vực nông thôn của Pháp, tỷ lệ này đã lên tới 14 microgam/m3. Bà Sylvia Medina, điều phối viên chương trình Không khí và sức khỏe, cho biết, các hậu quả của ô nhiễm bầu khí quyển xuất phát chủ yếu từ việc phải đối mặt hàng ngày với các nguồn gây ô nhiễm. “Ngay cả khi mức độ ô nhiễm không quá cao, các hạt bụi siêu nhỏ cũng gây viêm nhiễm, làm gia tăng các bệnh mãn tính”, bà Medina nói.

Nhật báo Liberation cảnh báo tình trạng ô nhiễm đáng báo động ở bài viết có tựa đề: “Ô nhiễm: Ngày mai chúng ta sẽ ngưng thở”. Theo bài báo này, trên thực tế có giải pháp để tránh cho nước Pháp bị “ngạt thở”. Thậm chí, một số các giải pháp đó có thể được áp dụng ngay lập tức nếu nhà chức trách chấp thuận.


MINH CHÂU

Tin cùng chuyên mục