Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng:

Phải chờ giám đốc thẩm mới biết chính xác về vụ án Nông trường Sông Hậu

Ngày 26-11, bên lề cuộc đối thoại về chống tham nhũng với các nhà tài trợ nước ngoài, ông Vũ Tiến Chiến, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng, đã trao đổi với báo giới về vụ án Nông trường Sông Hậu.
Phải chờ giám đốc thẩm mới biết chính xác về vụ án Nông trường Sông Hậu

Ngày 26-11, bên lề cuộc đối thoại về chống tham nhũng với các nhà tài trợ nước ngoài, ông Vũ Tiến Chiến, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng, đã trao đổi với báo giới về vụ án Nông trường Sông Hậu.

PV: Quan điểm của ông về vụ án này?

Ông Vũ Tiến Chiến

Ông Vũ Tiến Chiến

Ông VŨ TIẾN CHIẾN: Vụ này Thủ tướng, Trưởng ban Chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng (PCTN), các thành viên của ban chỉ đạo (Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao...) đều đã có ý kiến rồi. Chắc chắn, trước yêu cầu chung, chính đáng của dư luận, các cơ quan TƯ sẽ xem xét lại.

Riêng tôi và Ban chỉ đạo TƯ về PCTN, qua theo dõi quá trình vụ án thì đánh giá rất cao những cống hiến của bà Ba Sương. Vì vậy, tôi nghĩ trong vụ việc này, địa phương phải hết sức cân nhắc công lao của bà ấy. Đặc thù của công tác PCTN, đối tượng tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn, nên với quá trình cống hiến và công lao của họ, chúng ta phải xem xét. Tuy nhiên, nếu có sai phạm, thì chúng ta phải xử lý theo những quy định nghiêm minh của pháp luật.

Thủ tướng đã nói rồi, trong quá trình xét xử, phải chú ý có cả những tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ. Còn bây giờ, để làm sáng tỏ quá trình xét xử của vụ án thì phải theo đúng trình tự của pháp luật. Nếu có dấu hiệu và những điều kiện sai sót thì có thể xét xử theo trình tự của giám đốc thẩm.

Cũng có thể Ủy ban Tư pháp của QH sẽ vào cuộc giám sát. Khi đó, chúng ta mới có thể kết luận về tính chính xác của vụ án đó như thế nào.

Ban chỉ đạo TƯ về PCTN TƯ có động thái cụ thể nào không?

Chúng tôi luôn nhắc nhở các địa phương làm thế nào tập trung xử lý, đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm các quy định của pháp luật. Khi có những vấn đề nổi lên, thì các thành viên ban chỉ đạo, theo trách nhiệm của mình, sẽ xem xét các vụ việc. Ví dụ như vụ Nông trường Sông Hậu, chắc chắn sẽ được xem xét, làm rõ.

Dư luận đang đặt vấn đề có vấn đề đất đai đằng sau vụ án này. Theo ông, ban chỉ đạo có nên có một đoàn công tác vào tận nơi để làm rõ?

Ban chỉ đạo có trách nhiệm cao nhất là đôn đốc, phối hợp với các cơ quan. Những vụ việc thế này các cơ quan chức năng họ sẽ làm.

Về dư luận Thành ủy Cần Thơ chỉ đạo vụ án, ông nghĩ sao?

Trong quá trình chỉ đạo, chúng ta có những quy định của pháp luật. Các cơ quan chức năng phải tuân thủ pháp luật. Việc Thành ủy Cần Thơ chỉ đạo như thế nào phải nắm lại. Còn về nguyên tắc, phải tôn trọng các cơ quan xét xử, họ làm việc theo pháp luật. Ngay ban chỉ đạo cũng thế, chúng tôi chỉ có thể phối hợp, tạo điều kiện để vụ án được đẩy nhanh và đúng pháp luật. Còn khởi tố hay không là do cơ quan điều tra, không ai được can thiệp. Nếu có oan sai họ cũng sẽ chịu trách nhiệm.

Được biết, vừa qua, trong cuộc họp của Ban chỉ đạo có bàn về vụ án Nông trường Sông Hậu và cho rằng vụ án không nhận được sự đồng thuận của xã hội?

Sau khi xét xử, dư luận phản ứng, Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam cũng có thư, vì vậy tôi đã báo cáo để Ban chỉ đạo TƯ về PCTN xem xét, chỉ đạo. Mọi việc đều được công khai. Bộ Công an cũng cho rằng xét xử đã qua nhiều bước, từ công an, viện kiểm sát đến tòa án.

Hành vi lập quỹ không phải là tham nhũng. Đây không phải là vụ án tham nhũng, tại sao Ban chỉ đạo lại theo dõi, đôn đốc?

Phải nói thế này, dấu hiệu ban đầu của vụ án có rất nhiều thứ. Có cái ban đầu là tham nhũng, nhưng đến sau lại sang lĩnh vực khác.

Có ý kiến cho rằng bản án đối với bà Ba Sương quá nặng, có ý kiến lại cho là quá nhẹ. Cũng đã có hơn 100 người xin ở tù thay bà ấy. Ông suy nghĩ gì?

Ngay tại phiên tòa, đã có nhiều ý kiến khác nhau, người nói nhẹ, người nói nặng. Nhưng cái cân của pháp luật phải dựa trên cơ sở của pháp luật. Tóm lại, về vụ này, phải xem xét theo các quy định của pháp luật. Bản án đã xử, đã có hiệu lực. Bây giờ chỉ còn  giám đốc thẩm nếu thấy dấu hiệu sai sót, hoặc nếu có yêu cầu thì Ủy ban Tư pháp của Quốc hội sẽ giám sát. Từ đó, mới có thể kết luận được tính chính xác đến đâu.

Quan điểm của Ban chỉ đạo TƯ về PCTN là các cơ quan chức năng phải tiếp tục xem xét để đưa ra kết luận rõ ràng. Ngay cả việc hơn 100 người xin đi tù thay bà Ba Sương, các bạn cũng nên tìm hiểu, vì có thể lại là một câu chuyện khác.

Trong trường hợp giám đốc thẩm phát hiện sai phạm trong quá trình xét xử vụ án, xử lý thế nào?

Sẽ theo quy định của pháp luật về oan sai.

LÂM NGUYÊN ghi

Ông Trương Hòa Bình
Ông Trương Hòa Bình
Ông Trần Quốc Vượng
Ông Trần Quốc Vượng


Tin bài liên quan

>>> Về vụ Nông trường Sông Hậu, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu: Án sau khi tuyên mà dư luận không đồng tình thì phải xem lại

>>> Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh yêu cầu Công an Cần Thơ báo cáo vụ Nông trường Sông Hậu

>>> Y án 8 năm tù đối với nguyên Giám đốc Nông trường Sông Hậu Trần Ngọc Sương

Tin cùng chuyên mục