(SGGPO).- Sau 2 tháng triển khai thực hiện những quy định mới của Luật An toàn thực phẩm (bắt đầu có hiệu lực từ 1-7 vừa qua), Cục Bảo vệ thực vật, Cục Thú y và Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản đã phát hiện có nhiều chất cấm, nguy hại trong các loại nông thực phẩm, rau quả. Đó là thông tin được đưa ra tại cuộc họp sơ kết tình hình kiểm soát an toàn thực phẩm với nông thủy sản, do Bộ NN-PTNT tổ chức chiều 16-9, tại Hà Nội.
![]() |
Nhiều loại trái cây có thể được dấm chín bằng chất thúc chín tố. Ảnh: PHÚC HẬU (ảnh chỉ mang tính minh họa) |
Theo ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, cơ quan chức năng đã phát hiện và xác định hóa chất Ethephon (còn gọi là “thúc chín tố”) đang bị lạm dụng để bảo quản thịt tại Thanh Hóa và một số địa phương khác. Vì lợi nhuận và để hoa trái chín nhanh, thương lái tại nhiều địa phương đã sử dụng thuốc “thúc chín tố” để bảo quản thịt gia súc, gia cầm sau giết mổ nhằm giữ độ tươi của thịt. Loại hóa chất này không màu, không mùi, đựng trong lọ nhựa 5ml, trên lọ có in chữ nổi “thúc chín tố” có hoạt chất chính là Ethephon. Đây là một loại hóa chất gốc phốt pho, có tác dụng điều hòa sinh trưởng thực vật.
Tuy nhiên, khi sử dụng quá liều lượng thì gây nguy hại vì Ethephon gây kích ứng, xót mắt, gây đỏ mắt; với da, nếu có tiếp xúc trực tiếp sẽ ăn mòn, gây sưng, đỏ da. Do đó, Ethephon không được phép sử dụng trong chế biến bảo quản thực phẩm có nguồn gốc động vật. Việt Nam cấm sử dụng chất này để bảo quản thực phẩm có nguồn gốc động vật.
Qua đợt giám sát mới đây còn phát hiện, việc lạm dụng hóc môn kích thích tăng trưởng gốc B- Agonist như Sallbutamol, Clenbuterol... dù các hóc môn này tại Việt Nam bị cấm sử dụng trong chăn nuôi. Sallbutamol đã bị cấm sử dụng ở Việt Nam từ năm 2002 vì có thể gây rối loạn chức năng tim phổi nếu con người ăn phải thực phẩm có tồn dư lớn chất này. Còn Clenbuterol sử dụng trên gia cầm có thể kích thích gà, vịt đẻ 2 trứng/ngày, sử dụng trên heo giúp tăng trọng nhanh. Song khi thực phẩm có chứa độc tố này thì sẽ gây độc hại với con người, vì cũng không ai kiểm soát được liều lượng sử dụng.
Hiện Bộ NN-PTNT đang tiến hành truy xuất nguồn gốc để xử phạt các cơ sở, doanh nghiệp vi phạm, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Phúc Hậu
Các tin, bài viết khác
-
Thêm 6 ca mắc Covid-19 tại ổ dịch Kim Thành, Hải Dương
-
Phẫu thuật thành công cho cụ bà 86 tuổi bị sỏi bám to bằng quả trứng
-
Suy tim, suy thận ở người bệnh đái tháo đường – mối nguy hiểm không được cảnh báo trước
-
Phòng chống dịch Covid-19 ở biển đảo
-
Quản lý chặt thực phẩm vì sức khỏe người dân
-
Bệnh nhi ghép tim nhỏ tuổi nhất Việt Nam ra viện
-
Sáng nay 4-3, cả nước không có ca mắc mới Covid-19
-
Sẵn sàng triển khai tiêm phòng vaccine Covid-19
-
Hải Dương và Kiên Giang có thêm ca mắc mới dịch Covid-19
-
Gắp thành công đồng xu trong người bé gái 6 tuổi