Phát hiện, xử lý khoảng 100.000 vụ buôn lậu, gian lận thương mại

Từ đầu năm đến nay các lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện, xử lý khoảng 100.000 vụ vi phạm. Trong đó có 12.275 vụ buôn lậu; 82.678 vụ gian lận thương mại, gian lận thuế; 1.866 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ...

Ngày 2-12, tại TPHCM, Tạp chí Hải quan tổ chức Tọa đàm Chung tay chống hàng lậu, hàng giả, bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp, quyền lợi người tiêu dùng. 

Thông tin từ Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, từ đầu năm đến nay các lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện, xử lý khoảng 100.000 vụ vi phạm. Trong đó có 12.275 vụ buôn lậu; 82.678 vụ gian lận thương mại, gian lận thuế; 1.866 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ...

Tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước hơn 7.666 tỷ đồng; khởi tố 380 vụ, 472 đối tượng. Riêng ngành Hải quan đã phát hiện gần 14.000 vụ vi phạm, với trị giá hàng hoá vi phạm gần 4.800 tỷ đồng. 

Phát hiện, xử lý khoảng 100.000 vụ buôn lậu, gian lận thương mại ảnh 1 Quản lý thị trường TPHCM kiểm đếm lô hàng giả mạo trên địa bàn TPHCM 
Ông Nguyễn Văn Ổn, Phó Cục trưởng Cục Điều tra Chống buôn lậu, Tổng Cục Hải quan cho biết, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ… vẫn diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng, như: lợi dụng chính sách quản lý rủi ro để không khai báo, khai báo không đúng với hàng hóa thực nhập nhằm trốn thuế…; hoặc đặt sản xuất hàng giả, hàng nhái từ các nước rồi nhập về Việt Nam tiêu thụ thông qua mua bán trực tiếp hoặc trực tuyến trên mạng xã hội (Facebook, Zalo…).

Theo Luật gia Phan Thị Việt Thu, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng TPHCM, hàng lậu, hàng giả gây tác động rất lớn đến người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Theo bà Phan Thị Việt Thu, ngoài việc hoàn thiện quy định pháp luật, còn có trách nhiệm của chính doanh nghiệp và người tiêu dùng. 
Phát hiện, xử lý khoảng 100.000 vụ buôn lậu, gian lận thương mại ảnh 2 Bà Phan Thị Việt Thu, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng TPHCM phát biểu trưa 2-12
Để ngăn chặn tình trạng hàng lậu, hàng giả tuồn vào nội địa, ông Nguyễn Văn Ổn cho rằng, chính các doanh nghiệp bị giả mạo sản phẩm cần phản ánh mạnh mẽ đến cơ quan chức năng cũng như người tiêu dùng; qua đó, thúc đẩy các cấp ngành cùng vào cuộc ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng này.

Ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó Chánh văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia cho hay, ban chỉ đạo đã xây dựng Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2023 và kế hoạch này sẽ triển khai sớm.

“Về phía doanh nghiệp, khi nhận được thông tin phản ánh của người tiêu dùng, cần có thái độ tích cực, không vì e ngại chi phái phát sinh mà lơ là trách nhiệm khiến người tiêu dùng chán nản. Đối với người tiêu dùng, nên mua hàng có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để có thể tự bảo vệ bản thân khi hàng hóa có vấn đề về chất lượng…”, bà Phan Thị Việt Thu khuyến nghị.

Tin cùng chuyên mục