Phát triển bền vững - cụm từ này trong thời đại mới thoạt nghe sẽ dễ dàng liên tưởng tới môi trường, khí hậu hơn cả. Chẳng gì môi trường cũng ảnh hưởng phần lớn tới cuộc sống con người, tạo ra cả cụm từ thời hiện đại là “di cư môi trường” còn gì.
Nhưng phát triển bền vững cũng là phát triển con người chứ bạn nhỉ? Hiển nhiên rồi! Bạn biết không, ở Pháp vừa công bố chương trình nghiên cứu hay lắm- Nghiên cứu tên Elfe (Nghiên cứu con người Pháp từ thời ấu thơ). Đây là nghiên cứu đầu tiên thuộc thể loại này. Nghiên cứu nhằm đánh giá môi trường, hoàn cảnh gia đình và điều kiện sống ảnh hưởng thế nào tới sự phát triển, khả năng học và sức khỏe của trẻ. 20.000 trẻ em sinh ra trong năm 2011 sẽ được theo dõi từ lúc sinh ra cho tới khi ít nhất 15 tuổi.
Theo những người chịu trách nhiệm nghiên cứu, trong thực tế, cuộc sống từ những năm đầu đời, thậm chí ngay từ khi đứa trẻ còn sống trong bụng mẹ, rất quan trọng cho quá trình hình thành cuộc sống của đứa trẻ trong tương lai. Chế độ ăn uống, vận động hay sự căng thẳng của người mẹ, tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, thuốc men và các chất ô nhiễm khác nhau trong thời gian trước và sau khi sinh có thể ảnh hưởng tới nhiều yếu tố bệnh tật (bị hen suyễn, béo phì, dị ứng, rối loạn tâm thần, thậm chí ở tuổi trưởng thành sẽ bị tim mạch hoặc loãng xương).
Trong lĩnh vực này, các nghiên cứu đặc biệt phức tạp vì nhiều yếu tố có quan hệ tương tác qua lại. Trong cuộc nghiên cứu dài hạn này, quỹ đạo chính xác của mỗi em sẽ được phân tích. Các trình tự xảy ra sớm từ thời thơ ấu (nhập cư, di cư vì nghèo đói, các sự kiện trọng đại trong gia đình…) sẽ giúp hiểu rõ hơn về sự các tác động của những yếu tố này trong bất bình đẳng an sinh- xã hội.
Như vậy, cả một thế hệ sẽ được theo dõi trong thời gian dài, ngay từ khi mới sinh. Trong những ngày sau khi sinh, sẽ có người phỏng vấn người mẹ, tập hợp các dữ liệu y tế về kết quả kỳ mang thai và đánh giá của bé trẻ sơ sinh, dữ kiện sinh học và chế độ ăn uống trong suốt thời gian mang thai… Sáu đến tám tuần sau khi sinh con, người mẹ sẽ được phỏng vấn qua điện thoại trong gần một giờ và trò chuyện với người cha trong vòng ba mươi phút. Từ ba tháng đến một năm, phụ huynh điền vào một bảng câu hỏi về dinh dưỡng, điều trị bác sĩ.
Và đều đặn hàng năm điều tra dạng này sẽ được thực hiện qua điện thoại hoặc trò chuyện trực tiếp. Khi trẻ được 5 tuổi, điều tra sẽ bắt đầu theo dõi việc theo học ở các trường học, đánh giá và cân bằng các kỹ năng, thực hiện các bài kiểm tra tâm thần (từ 6 tuổi). Giám sát sẽ tiếp tục cho đến khi đứa trẻ được ít nhất 15 tuổi. Các kết quả đầu tiên dự kiến sẽ công bố vào năm 2013.
Hiện ở Pháp, càng ngày người ta càng nhận thấy thanh niên hạn chế khả năng diễn đạt ngôn từ, đặc biệt là trước đám đông. Trong khi đó, tại một số nước châu Âu, diễn thuyết là phương pháp chính để truyền tải, kiểm soát hiểu biết. Bù lại, người Pháp có khả năng viết tuyệt vời, rất thuyết phục.
Nghiên cứu trên dự kiến tiêu tốn hàng chục triệu euro. Kết quả thu được sẽ là tư liệu giúp công cuộc hạn chế, chống lại sự thất bại, các vấn đề liên quan tới hành vi hôn nhân và đánh giá tác động của các phương tiện truyền thông cũng như công nghệ mới đối với sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ em. Nghiên cứu tốn tiền nhưng nếu thật sự vì sự phát triển bền vững của thế hệ tương lai, thì thật đáng quý!
PHẠM TRANG
Các tin, bài viết khác
-
Phát hiện tranh hang động hơn 45.000 năm
-
Thêm nhiều biến thể của virus SARS-CoV-2: Thách thức khả năng phòng ngừa của vaccine
-
Mỹ: Xúc tiến điều tra vụ bạo loạn ở quốc hội
-
Thái Lan điều tra nghi án cảnh sát tiếp tay cho bọn buôn người
-
Nội các “tự xử”
-
Nghề hái ra tiền của các cựu tổng thống Mỹ
-
Mỹ ban hành quy định tạm thời về giao dịch công nghệ
-
Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản tăng
-
Động đất tại Indonesia: Ít nhất 35 người thiệt mạng
-
Israel thừa USD