Phát triển bền vững từ điều kiện sống

Nhân ngày Mẹ Trái đất 22-4, Đại hội đồng LHQ khóa 65 đã họp phiên toàn thể đặc biệt thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia về hướng phát triển kinh tế bền vững, hài hòa với tự nhiên và cải thiện quan hệ giữa con người với Mẹ Trái đất. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh ngày càng tăng đã dẫn đến việc giảm sút chất lượng sống của con người.
Phát triển bền vững từ điều kiện sống

Nhân ngày Mẹ Trái đất 22-4, Đại hội đồng LHQ khóa 65 đã họp phiên toàn thể đặc biệt thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia về hướng phát triển kinh tế bền vững, hài hòa với tự nhiên và cải thiện quan hệ giữa con người với Mẹ Trái đất. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh ngày càng tăng đã dẫn đến việc giảm sút chất lượng sống của con người.

  • Lao, sởi bùng phát

Tháng trước, nhân ngày Thế giới phòng chống lao (24-3), Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đã cảnh báo, nếu không có thêm nguồn quỹ hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu phương pháp chữa trị, chẩn đoán sớm cũng như chữa trị đối với bệnh lao thì từ đây đến năm 2015, sẽ có khoảng 8 triệu người tử vong vì bệnh này. Mỗi năm, cả thế giới có 9 triệu trường hợp mắc lao phổi mới, 2 triệu ca tử vong vì bệnh này. Đối với nhóm từ 15-59 tuổi, lao phổi là căn bệnh nguy hiểm thứ 3.

Theo WHO, thuốc chống lao phổi khá cao so với mặt bằng chung ở những nước kém phát triển và đang phát triển, nơi lao phổi xếp thứ 8 trong danh sách những nguyên nhân dẫn đến tử vong. Đợt điều trị liên tục lao phổi thường kéo dài trong 18 tháng, với chi phí thuốc trong 6 tháng khoảng 2.000 - 5.000 USD. Theo các chuyên gia y tế, lao dễ tấn công những người có hệ miễn dịch kém hoặc suy yếu do HIV/AIDS. Họ xem HIV/AIDS và lao là bệnh dịch song hành và gọi đó là “cặp bài trùng”.

Bác sĩ tại phòng khám lao Kalimati ở thủ đô Kathmandu, Nepal khám bệnh cho bệnh nhân lao phổi. Ảnh: Picasa

Bác sĩ tại phòng khám lao Kalimati ở thủ đô Kathmandu, Nepal khám bệnh cho bệnh nhân lao phổi. Ảnh: Picasa

Các hãng tin châu Âu đưa tin, thời gian gần đây, châu lục này, đặc biệt ở Pháp, đang trải qua một đợt bùng phát dịch sởi trên diện rộng do nhiều trẻ em không được tiêm phòng dịch. Theo thống kê của WHO, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2011, Pháp đã ghi nhận 4.937 trường hợp mắc sởi (so với 5.090 trường hợp trong cả năm 2010). Số người mắc sởi ở 33 nước châu Âu trong 3 tháng đầu năm 6.500 trường hợp.

  • Tăng nguồn tài chính chống dịch bệnh

Trang Globe Heath đưa tin, Cơ quan phụ trách quản lý các nguồn quỹ từ thuế quốc tế trên vé máy bay (UNITAID) thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 22-4 đã công bố về thành quả đáng khích lệ trong nỗ lực tạo ra nguồn tài chính phòng các dịch bệnh HIV/AIDS, lao phổi và sốt rét. Theo đó, sáng kiến đánh thuế vào vé máy bay, được ủng hộ rộng rãi ở 15 nước và được áp dụng từ năm 2006 đến nay, đã tạo ra 2 tỷ USD.

Cố vấn đặc biệt của LHQ Philippe Douste-Blazy nhấn mạnh trong bối cảnh các nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) giảm mạnh, các sáng kiến của LHQ nhằm thu thêm phụ phí nhỏ vào vé máy bay hay các giao dịch tài chính quốc tế đã được dư luận quốc tế coi là biện pháp mới để tìm các nguồn tài chính cho phát triển.

Ông nhận định đây sẽ là cơ sở để mở rộng thảo luận trong hội nghị các nền kinh tế phát triển và đang phát triển hàng đầu (G20) vào tháng 11. Từ đó mở rộng thu thêm phụ phí đối với các giao dịch tài chính trên toàn cầu để biến năm 2011 thành năm “đổi mới tài trợ” cho cuộc chiến chống các đại dịch bệnh ở các nước đang phát triển. Theo ước tính, với phụ phí 0,05% đối với các giao dịch ngoại hối giữa các ngân hàng trên thế giới, UNITAID sẽ có được 120 tỷ USD hàng năm. Sáng kiến thu phụ phí 1-5% đối với mỗi bao thuốc lá cũng sẽ đem lại 8 tỷ USD hàng năm. 

NHƯ QUỲNH

Tin cùng chuyên mục